
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
![]() |
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN |
Đồng euro rớt giá xuống còn 0,9998 đô la Mỹ trong ngày 12/7 và đây là mức thấp nhất kể từ tháng 12/2002.
Nguyên nhân được chỉ ra là do cuộc khủng hoảng năng lượng của Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) và những biến động kinh tế tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực này. Theo đài CNBC, đồng euro hiện nhích giá thêm 0,08% lên mức khoảng 1 EUR "ăn" 1,003 USD.
Lo ngại về suy thoái kinh tế đã gia tăng trong những tuần gần đây do bất ổn ngày càng lớn về nguồn cung năng lượng của khu vực châu Âu sau khi Nga đe dọa cắt giảm hơn nữa nguồn khí đốt cung cấp cho Đức và châu Âu nói chung.
Nga đã tạm ngừng cung cấp khí đốt qua hệ thống đường ống Nord Stream 1 vào hôm 11/7 để thực hiện công tác bảo trì hàng năm. Hệ thống này là cơ sở hạ tầng nhập khẩu khí đốt lớn nhất của châu Âu, với năng lực vận chuyển khoảng 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ Nga đến Đức.
Việc Nga ngừng lưu thông khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 theo lịch trình kéo dài 10 ngày đã làm dấy lên lo ngại rằng Nga sẽ cắt giảm nguồn cung vĩnh viễn, có thể khiến nỗ lực chuẩn bị nguồn khí đốt cho mùa đông của châu Âu "trật bánh", làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khí đốt mà châu lục này đang đối mặt.
Bình luận về biến động của đồng euro, ông Jeremy Stretch, chiến lược gia từ Công ty nghiên cứu thị trường CIBC Capital Market Stretch cho rằng, viễn cảnh đồng euro rớt giá xuống ngang với đô la Mỹ phản ánh của những lo ngại về suy thoái đang gia tăng trên toàn Eurozone.
Triển vọng kinh tế Eurozone suy giảm nghiêm trọng hơn đã đặt ra dấu hỏi liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể thắt chặt chính sách tiền tệ đủ mạnh để kiềm chế lạm phát đang tăng cao kỷ lục, mà không làm tổn thương thêm nền kinh tế.
"ECB đang ở một tình thế rất khó. Bạn có thể tranh luận rằng ECB đã khá chậm trễ chấm dứt chương trình mua vào trái phiếu cũng như xem xét thắt chặt chính sách tiền tệ", ông Jeremy Stretch nhận định.
Còn ông Graham Secker, chuyên gia phân tích thị trường vốn châu Âu tại Morgan Stanley, cho rằng sự suy yếu của đồng euro có thể tạo động lực cho các công ty châu Âu trước thềm mùa công bố kết quả kinh doanh quý II.
"Mười hai tháng trước, đồng euro đứng giá ở mức 1 EUR đổi 1,20 USD và hiện nay, chúng ở rất gần mức tương đương với đô la Mỹ, và đó là một cơn gió thuận đối với lợi nhuận (của doanh nghiệp - BTV), nhưng tôi xem đó là sự bù đắp tích cực so với một số yếu tố tiêu cực đối với lợi nhuận", ông Secker bình luận trên đài CNBC.

-
Tổng thống Trump lên lịch đàm phán thuế quan, nhưng kiên quyết áp thuế 104% lên Trung Quốc -
Mỹ bắt đầu áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ ngày 9/4 -
Quan chức Fed: Các mức thuế mới có thể khiến áp lực lạm phát quay trở lại -
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm -
Tổng thống Trump đe dọa tăng thuế quan đối với Trung Quốc -
Ông Donald Trump muốn EU tăng cường nhập khẩu năng lượng từ Mỹ -
Cuba đầu tư hơn 90 dự án điện mặt trời, nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Vật liệu xây dựng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Bất động sản