
-
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF
-
Yahoo muốn mua lại Chrome nếu Google buộc phải bán
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu giai đoạn 2025 - 2026
-
Roche lên kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD để tạo ra hơn 12.000 việc làm tại Mỹ
-
Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed, Phố Wall hứng tổn thất lớn -
Dữ liệu kinh tế vĩ mô ổn định, Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản
![]() |
Đồng euro. AFP/TTXVN |
Giá dầu tăng trở lại đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vốn đang xấu đi và những lo ngại về tình hình tài khóa của Italy có nghĩa những yếu tố bất lợi đối với đồng euro đang gia tăng, làm tăng khả năng đồng tiền này giảm về gần mốc 1 USD/euro.
Đồng euro hiện giao dịch ở mức thấp nhất trong năm nay là gần 1,05 USD, giảm 3% so với đồng bạc xanh trong quý III/2023. Đồng tiền châu Âu trên đà giảm năm thứ ba liên tiếp.
Nguyên nhân chủ yếu là do đồng USD mạnh khi kinh tế Mỹ vững. Tuy nhiên, có những yếu tố nội tại, đặc biệt là tác động từ việc giá dầu tăng, nền kinh tế Eurozone đang đình trệ có nguy cơ suy yếu hơn.
Đồng tiền chung dễ bị tổn thương trước việc giá dầu tăng, khi nhập khẩu ròng chiếm trên 90% nguồn cung các sản phẩm dầu mỏ tại Liên minh châu Âu.
Giá dầu tăng gần 30% trong quý III/2023, ở mức gần 98 USD trong tuần trước, khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đồng minh thắt chặt nguồn cung.
Barclays, cùng với các ngân hàng khác, nhận định giá dầu sẽ lên đến 100 USD/thùng trong những tháng tới.
Nomura cũng dự báo đồng euro sẽ giảm xuống 1,02 USD/euro vào cuối năm, giảm thêm 3% từ mức hiện nay.
Nhà kinh tế trưởng tại châu Âu của Morgan Stanley, Jens Eisenschmidt, cho rằng đồng euro chịu tác động lớn hơn từ các cú sốc về năng lượng cũng như rủi ro địa chính trị so với đồng USD.
Morgan Stanley cho rằng đồng euro sẽ không về mức ngang giá với đồng USD, nhưng sẽ tiếp tục giảm xuống 1,03 USD/euro.
Đồng euro yếu sẽ tăng năng lực cạnh tranh của các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này cũng làm tăng sức ép giá cả khi giá hàng nhập khẩu tăng, kết hợp với tác động từ việc giá dầu tăng.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cần chú ý nhiều hơn, dù hiện không quá lo ngại.
Khi đồng euro ngang giá với đồng USD vào năm ngoái, lần đầu tiên trong 20 năm, ECB cho biết sẽ theo dõi thị trường tiền tệ do tác động đến lạm phát, nhưng không đặt ra mức mục tiêu cụ thể.
Trong khi đó, nhà chiến lược về tiền tệ tại ING, Francesco Pesole, cho rằng một dấu hiệu cảnh báo khác là về Italy.
Mức lợi suất chênh lệch giữa trái phiếu của Italy và của Đức đã chạm mức 200 điểm.

-
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu giai đoạn 2025 - 2026 -
Tổng thống Mỹ Donal Trump hé lộ khả năng "giảm đáng kể" mức thuế quan với Trung Quốc -
Roche lên kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD để tạo ra hơn 12.000 việc làm tại Mỹ -
Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed, Phố Wall hứng tổn thất lớn -
Dữ liệu kinh tế vĩ mô ổn định, Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Trung Quốc cảnh báo đáp trả các bên hưởng ứng lời kêu gọi cô lập Bắc Kinh -
Trung Quốc ra quy định mới với ô tô có tính năng lái tự động
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô