
-
Vàng thế giới tăng vùn vụt lên gần 3.400 USD/ounce, giá vàng SJC lên 118 triệu đồng/lượng
-
6 hệ thống công nghệ/sản phẩm dịch vụ Agribank xuất sắc được công nhận Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
LPBank ra mắt thương hiệu LPBank Priority và thẻ LPBank Visa Signature, đẩy mạnh phân khúc khách hàng cao cấp
-
Loạt ngân hàng nhỏ lên kế hoạch chuyển sàn niêm yết
-
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng
VN-Index kết tuần từ 16-20/9 ở mức 1.272,04 điểm tăng 1,62% so với tuần trước, khối lượng giao dịch tăng 26,37% và bằng 90% mức trung bình. Như vậy, thêm một phần nữa VN-Index rung lắc ở vùng kháng cự nhạy cảm 1.280 - 1.300 điểm. Bước sang phiên giao dịch ngày 23/9, các chỉ số vẫn duy trì được sắc xanh khi một số cổ phiếu lớn tăng giá đặc biệt là nhóm ngân hàng.
Tuy nhiên, đà tăng không được duy trì tốt, thay vào đó, lực cung dần tăng lên và khiến các chỉ số suy yếu trở lại. Đa phần thời gian của phiên hôm nay, các chỉ số biến động ở dưới mốc tham chiếu. Lực cầu tỏ ra khá yếu đặc biệt là thời điểm cuối phiên nên các chỉ số đều chìm trong sắc đỏ. Giao dịch trên thị trường cũng diễn ra ảm đạm và thanh khoản tụt mạnh so với phiên trước đó.
Các cổ phiếu như MBB, HPG, VPB… tăng giá tốt và là nhân tố chính giúp kéo VN-Index lên trên mốc tham chiếu ở khoảng thời gian đầu phiên. Tuy nhiên, lực cầu yếu sau đó cũng khiến các cổ phiếu này thu hẹp đáng kể đà tăng nên những tác động đến VN-Index cũng giảm đi.
![]() |
Dòng tiền lại suy yếu, VN-Index giảm điểm trong phiên 23/9. |
Trong khi đó, các cổ phiếu như BID, FPT, SSB, TCB, HVN… và điều này gây áp lực rất lớn lên VN-Index. BID giảm 0,71% và lấy đi của VN-Index 0,5 điểm. FPT giảm 0,96% và lấy đi 0,47 điểm. SSB giảm đến 3,63% và lấy đi 0,43 điểm.
Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu thuộc nhóm thép, cũng có biến động khá xấu, trong đó, SMC bị kéo xuống mức giá sàn, TVN giảm 2,25%. Cùng với đó, các mã như VGS, HSG, NKG... cũng đều chìm trong sắc đỏ.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán có sự phân hóa tương đối mạnh, trong đó, SSI tăng 1,33%. Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền của cổ phiếu SSI để thực hiện trả cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lên 10%, phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20%, chào bán cho cổ đông tỷ lệ 100:10 với giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh SSI, MBS phiên hôm nay tăng mạnh 1,8%. Các mã như CTS, BSI hay VIX cũng giữ được sắc xanh.
Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu chứng khoán khác như CSI, IVS, SHS, AGR, VND, VCI… đều chìm trong sắc đỏ. SHS giảm 1,3%, VND giảm 1%... Một cổ phiếu đáng chú ý là ITA khi giảm kịch sàn xuống còn 2.580 đồng/cổ phiếu. Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã đưa cổ phiếu ITA vào diện bị đình chỉ giao dịch từ ngày 26/9.
HoSE cho biết sau khi bị đưa vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 16/7, Tân Tạo tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin. Đến nay, doanh nghiệp này vẫn chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán, thường niên 2023 và báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024. Thời gian qua, HoSE đã nhiều lần nhắc nhở và đưa ra hình thức xử phạt.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 3,56 điểm (-0,28%) xuống 1.268,48 điểm. Toàn sàn có 137 mã tăng, 261 mã giảm và 69 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,92 điểm (-0,39%) xuống 233,38 điểm. Toàn sàn có 67 mã tăng, 89 mã giảm và 69 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng nhẹ 0,02 điểm (0,02%) lên 93,65 điểm.
![]() |
Khối ngoại trở lại mua ròng. |
Tổng khối lượng giao dịch đạt 564,2 triệu cổ phiếu, trị giá 12.900 tỷ đồng, giảm đến 41% so với phiên cuối tuần trước do không còn đột biến từ giao dịch của các quỹ ETF ngoại, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 2.447 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM lần lượt đạt 852 tỷ đồng và 550 tỷ đồng.
VPB là cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn nhất ở phiên hôm nay với 554 tỷ đồng. Tiếp sau đó, SSI và MBB giao dịch lần lượt 512 tỷ đồng và 472 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng trở lại hơn 200 tỷ đồng trên sàn HoSE. Trong đó, dòng vốn này mua ròng mạnh nhất cổ phiếu MWG với 69 tỷ đồng. Bất chấp thông tin liên quan đến các động thái bán ra liên tục của cổ đông nội bộ, cổ phiếu MWG vẫn đứng vững và tăng điểm trong phiên.
Cũng thu hút dòng vốn ngoại, chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND cũng được mua ròng gần 69 tỷ đồng. HCM và NAB được mua ròng lần lượt 67 tỷ đồng và 48 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VRE bị bán ròng mạnh nhất với 48 tỷ đồng. VND và VNM đều bị bán ròng gần 30 tỷ đồng.
-
Vàng thế giới tăng vùn vụt lên gần 3.400 USD/ounce, giá vàng SJC lên 118 triệu đồng/lượng
-
6 hệ thống công nghệ/sản phẩm dịch vụ Agribank xuất sắc được công nhận Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
LPBank ra mắt thương hiệu LPBank Priority và thẻ LPBank Visa Signature, đẩy mạnh phân khúc khách hàng cao cấp
-
Tâm lý FOMO đẩy giá vàng tăng phi mã, nhà đầu tư tiếp tục nghe ngóng chính sách từ Mỹ
-
Loạt ngân hàng nhỏ lên kế hoạch chuyển sàn niêm yết -
Tham gia trung tâm tài chính quốc tế: Ngân hàng Việt đối mặt với áp lực cạnh tranh cực lớn -
Chặn đầu cơ, làm giá thị trường vàng; Hút vốn ngoại vào trung tâm tài chính quốc tế -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, chuyển quyền “quyết” cho vay đặc biệt -
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng -
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura
-
Tiên phong ứng dụng công nghệ mới, Meey Group tiếp tục chinh phục giải Sao Khuê 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025