Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Dòng tiền lớn quay về, VN-Index vượt 1.420 điểm, VPBank trở lại bảng xếp hạng top 10 vốn hóa
Thanh Thủy - 02/07/2021 18:27
 
Liên tiếp trong hai ngày gần đây, cả ba sàn chứng khoán đều đóng cửa trong sắc xanh. Thanh khoản cũng hồi phục với giá trị giao dịch đều trên 31.000 tỷ đồng/phiên.

Tiếp tục xô đổ kỷ lục, VN-Index vượt 1.420 điểm cùng thanh khoản hồi phục

Sắc xanh được duy trì trong phần lớn phiên giao dịch ngày 2/7. Dù điều chỉnh nhẹ vào đầu phiên chiều, VN-Index đóng cửa vẫn tăng 3,19 điểm (+0,23%) lên 1.420,27 điểm. Đây cũng là mức cao nhất trong lịch sử giao dịch của chỉ số này. HNX-Index và UPCoM-Index tăng lần lượt 0,7% và 0,22%. Dù chỉ số sàn UPCoM tăng thấp, số lượng cổ phiếu tăng giá lại áp đảo với 220 mã tăng giá và 144 mã giảm giá. Trong khi đó, trên hai sàn niêm yết, số mã chứng khoán giảm giá lại cao hơn nhiều.

Sắc xanh
Sắc xanh duy trì ở phần lớn thời gian giao dịch

Một số cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá trở thành những trụ cột đóng góp chính vào mức tăng chung của thị trường.

Trên sàn HoSE, GAS và VPB đóng góp lần lượt 1,25 điểm và 1,13 điểm trong tổng cộng 3,19 điểm tăng của phiên. Cổ phiếu của hai tổ chức niêm yết có vốn hóa lớn nhất là Vingroup và Vietcombank là các yếu tố “ghìm” chân VN-Index. Tuy vậy, sắc xanh vẫn thắng thế.

Tương tự, trên sàn HNX, top 5 cổ phiếu đóng góp chính vào mức tăng của chỉ số là các cổ phiếu ngành tài chính, lần lượt là SHB và NVB (ngân hàng), VND và MBS (chứng khoán) và cổ phiếu ngành bảo hiểm là PTI.

Cùng với đà tăng của chỉ số, thanh khoản của thị trường hôm này vẫn giữ ở mức cao, dù giảm nhẹ so với hôm qua. Tổng giá trị giao dịch trên ba sàn đạt 31.505 tỷ đồng, giảm 250 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khớp lệnh của VN-Index đạt 22.764 tỷ đồng, giảm 3,59% so với phiên trước. VPB là cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất với giá trị giao dịch trên 2.280 tỷ đồng. Cổ phiếu ngân hàng này thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Theo nguồn tin của Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, VPBank dự kiến chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 80% bằng cổ phiếu, có thể hoàn tất bán vốn cho nước ngoài ngay trong năm nay.

Không riêng VPB, giá trị giao dịch cổ phiếu TCB, HPG và STB cũng vượt nghìn tỷ. Khối ngoại trở lại mua ròng. Tuy nhiên, vẫn chủ yếu nhờ vào giao dịch cổ phiếu NVL. Riêng trên sàn HoSE, giá trị mua ròng của khối ngoại đạt 1.935.06 tỷ đồng. Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài mua thêm 15 triệu cổ phiếu NVL tương ứng giá trị mua ròng 1.857,2 tỷ đồng. Một số cổ phiếu khác cũng được mua ronfgg mạnh là STB (104,4 tỷ) và MSN (83,9 tỷ). Ở chiều ngược lại, VPB và CTG bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất, lần lượt thu về 223,5 tỷ đồng và 173 tỷ đồng.

Novaland rời top 10 vốn hóa, VPBank trở lại sau ba phiên tăng giá liên tiếp

Dù được khối ngoại mạnh tay giải ngân hàng nghìn tỷ đồng, giá cổ phiếu NVL lại có một phiên điều chỉnh. Giá cổ phiếu NVL giảm 0,8% về 119.000 đồng/cổ phiếu, trở lại mức giá hồi cuối tuần trước dù đã tăng mạnh nửa đầu tuần. Trong khi đó, bất chấp áp lực bán của khối ngoại, cổ phiếu VPB vẫn đóng cửa tăng 2,41% lên 72.100 đồng/cổ phiếu. Không chỉ nằm trong top cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào mức tăng của VN-Index, sức bật của VPB với 3 phiên tăng giá liên tiếp đã giúp VPBank trở lại top 10 vốn hóa thị trường trên sàn chứng khoán với mức vốn hóa gần 177 nghìn tỷ đồng. Vẫn còn khoảng cách khá xa để VPBank trở lại thứ hạng cao hơn từng đạt được trước đây.

Với sự trở lại của VPBank, top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất hiện tại lại có tới 5 đại diện từ ngành ngân hàng. Trong đó, Vietcombank giữ ngôi quán quân và đang bỏ khá xa Vingroup. Cổ phiếu GAS cũng tăng mạnh 2,55% và đang giữ vị trí thứ 9 trên bảng xếp hạng vốn hóa.

Hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng sắp dội sàn chứng khoán
Trong 2 quý cuối năm, hàng tỷ cổ phiếu thưởng, cổ phiếu ESOP và cổ phiếu riêng lẻ được các ngân hàng phát hành sẽ ồ ạt đổ bộ lên sàn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư