
-
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh
-
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025 -
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF
![]() |
Chứng khoán Hàn Quốc tăng gần 1% trong phiên giao dịch sáng 11/8. Ảnh: AFP |
Mở cửa trở lại sau nghỉ lễ, chứng khoán Nhật Bản khởi sắc trong phiên giao dịch sáng nay với chỉ số Nikkei 225 nhích 0,89% còn chỉ số Topix tăng 1,15%. Trên sàn Hàn Quốc, chỉ số Kospi tăng gần 1% còn chỉ số ASX 200 của Australia tăng không đáng kể và giao dịch quanh 6.114,60 điểm.
GDP quý II/2020 của Singapore lao dốc 42,9% so với quý trước là thông tin kinh tế đáng chú ý trên thị trường châu Á sáng nay. Đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Singapore đã rơi vào suy thoái kỹ thuật khi phần lớn các hoạt động của nền kinh tế đều bị đóng cửa đầu tháng 4 do tác động của dịch Covid-19.
Biến động trên thị trường châu Á sáng nay nối gót diễn biến trên Phố Wall đêm qua. Chỉ số bình quân công nghiệp Down Jones tăng 350 điểm, đánh dấu phiên thứ 7 tăng điểm liên tiếp và chuỗi tăng điểm dài nhất kể từ tháng 9/2019. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 tăng 0,2%, còn Nasdaq Composite trái lại trượt 0,4%.
Truyền thông thế giới đưa tin, Trung Quốc hôm 10/8 áp dụng lệnh trừng phạt lên 11 công dân Mỹ, trong đó có các thượng nghị sĩ Ted Cruz, Marcro Rubio, Tom Cotton, Josh Hawley và Pat Toomey. Động thái trả đũa của Bắc Kinh đến sau khi Washington tuần trước khẳng định sẽ áp dụng trừng phạt đối với 11 cá nhân, trong đó có Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam do có vai trò trong việc giám sát và “thực thi chính sách đàn áp tự do và dân chủ của Bắc Kinh”.
Các nghị sĩ Mỹ bị Bắc Kinh trừng phạt là những người đã lên tiếng chỉ trích luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp dụng đối với Hong Kong nhằm siết chặt kiểm soát đặc khu này.
Tuy nhiên, động thái trả đũa của Trung Quốc hầu như không lay chuyển tâm lý của nhà đầu tư, bà Felicity Emmett từ bộ phận nghiên cứu của Tập đoàn ANZ đánh giá.
Nhà đầu tư đang trông đợi kết quả cuộc họp cuối tuần này (ngày 15/8 - BTV) giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc nhằm đánh giá thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Nhiều khả năng chính quyền Trump không muốn hủy thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ vì lo ngại ảnh hưởng đến cử tri nông thôn ở miền Trung Tây nước Mỹ, theo ông Ray Attrill, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối của Ngân hàng Quốc gia Australia.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đêm qua diễn biến đi ngang. Còn trên thị trường tiền tệ, đồng bạc xanh giao dịch ổn định. Chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác dao động quanh mức 93,610. Đồng yên Nhật Bản trượt giá về 106,06 JPY/USD so với mức 105,30 JPY/USD thiết lập trước đó, trong khi đô la Australia tăng giá 0,07% lên 1 AUD/0,7154 USD.

-
Mỹ - Trung sẽ đàm phán "phá băng" thương mại vào cuối tuần này -
Ông Friedrich Merz tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản, hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc -
Meta ngừng hợp tác Telus, hàng nghìn kiểm duyệt viên bị ảnh hưởng -
Hồng Kông can thiệp ngoại hối để bảo vệ tỷ giá cố định -
Dự báo Fed chưa vội cắt giảm lãi suất -
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược