
-
Trung Quốc: Thị trường tiêu dùng không có dấu hiệu phục hồi hình chữ V
-
Tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc giảm tốc
-
Sập cột tháp tua-bin gió gây thương vong ở Trung Quốc
-
Goldman Sachs: Kinh tế thế giới năm 2024 sẽ tăng trưởng vượt dự báo
-
Quan chức Mỹ - Trung nhất trí tăng cường liên lạc, hợp tác kinh tế -
Ngân hàng lớn nhất thế giới bị tấn công mạng, phải giao dịch bằng USB
![]() |
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong để mất 1,19% trong phiên giao dịch sáng 20/7. Ảnh: AFP |
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 trượt 0,63% trong khi chỉ số Topix giảm 0,79%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng rớt 0,31%.
Thị trường Trung Quốc đại lục "nhuốm đỏ" ngay đầu phiên với chỉ số Shanghai Composite giảm 0,56% và chỉ số Shenzhen Component rớt 0,18%. Trên thị trường Hong Kong, chỉ số Hang Seng để mất 1,19% còn 27.163,88 điểm.
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 sụt giảm 0,37%. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) trượt 0,19%.
Trung Quốc sáng nay công bố không điều chỉnh lãi suất cho vay cơ bản đối với các khoản vay của doanh nghiệp và hộ gia đình. Theo đó, lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm vẫn ổn định ở mức 3,85% trong khi lãi suất cho vay cơ bản 5 năm được giữ nguyên 4,65%. Động thái này đúng như dự đoán của đa số các nhà giao dịch và nhà phân tích trong một cuộc thăm dò nhanh gần đầy, theo Reuters.
Các thị trường chứng khoán Indonesia, Malaysia, và Singapore hôm nay đóng cửa nghỉ lễ.
Phố Wall đêm qua "rực lửa" với cả ba chỉ số chính đều lao dốc. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones "bốc hơi" tới 725,81 điểm và đóng cửa còn 33.962,04 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 trượt gần 1,6% còn 4.258,49 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite cũng giảm 1,06% xuống 14.274,98 điểm.
Mặt khác, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng xuống mức thấp nhất trong 5 tháng qua khi chỉ đạt 1,17%. Điều này làm trầm trọng thêm những lo ngại rằng nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại.
Giới phân tích cho rằng diễn biến "đỏ sàn" trên Phố Wall đêm qua xuất phát từ những lo ngại về tác động tiềm ẩn của những đợt bùng phát Covid-19 gần đây đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, một số quốc gia Đông Nam Á đang phải vật lộn với sự bùng phát trở lại của Covid-19 và đây cũng là lý do mà Goldman Sachs và nhiều định chế tài chính quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 của khu vực này.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tiếp tục tăng lên 92,849 sau khi đạt mốc 92,8 gần đây. Đồng yên Nhật cũng mạnh lên và giao dịch 109,48 JPY đổi 1 USD, so với mức 110,5 JPY/USD trong tuần trước. Đồng đô la Australia trượt giá nhẹ so với hôm qua và trao tay ở mức 1 AUD đổi 0,7339 USD.
Sau khi "hạ nhiệt" hơn 2% trong ngày giao dịch hôm qua, giá dầu giao dịch theo giờ châu Á sáng nay quay đầu và tăng 0,52% lên 68,98 USD/thùng còn giá dầu thô giao sau của Mỹ tăng 0,74% lên 66,91 USD/thùng.

-
Giá dầu được dự báo tăng lên mốc 100 USD/thùng vào năm 2024 -
Mỹ vừa bơm 2,73 triệu thùng dầu vào kho dự trữ dầu mỏ chiến lược -
OPEC+ kết nạp thêm Brazil từ đầu năm 2024 -
OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu mỏ ngay từ đầu năm 2024 -
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn dự báo trong quý III/2023 -
OPEC+ có thể duy trì chính sách sản lượng hiện tại -
"Ông lớn" thời trang Shein nộp đơn xin IPO tại Mỹ
-
1 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
-
2 “Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 5: Những thùng xốp chứa hàng triệu USD bẻ cong sự thật
-
3 Các tỉnh phía Nam đón “sóng” đầu tư mới từ Hoa Kỳ
-
4 Bức tranh đầu tư bất động sản dần sáng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/12
-
Chuẩn EU-GMP giúp doanh nghiệp dược có lợi thế xuất khẩu
-
Ra mắt GROHE SPA tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương: Trải nghiệm sức mạnh chữa lành của nước
-
HRC Hòa Phát đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe của thế giới
-
Nutifood chính thức ký kết tài trợ Cầu đi bộ qua Sông Sài Gòn
-
Giải golf ngành nhôm - kính - cửa toàn quốc năm 2023 thành công rực rỡ
-
EVN NPT tìm kiếm gần 5.000 tỷ đồng cho 13 dự án truyền tải điện