
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
Theo Savills Việt Nam, trong nửa đầu năm 2015, những dự án công nghiệp dệt may quy mô lớn được phê duyệt với tổng vốn đăng ký 4,18 tỷ USD.
Trong đó, động lực đến từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được cho là kích thích dòng vốn FDI chảy vào lĩnh vực dệt may của Việt Nam. Theo Savills Việt Nam, ngành vải sợi - dệt may được kỳ vọng sẽ phát triển với tốc độ 2 con số khi TPP được ký kết. TPP sẽ ràng buộc các loại vải và hàng may mặc xuất khẩu phải có nguồn gốc nguyên liệu từ các nước tham gia vào Hiệp định. Do đó, rất nhiều nhà đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông đã lên kế hoạch đầu tư để đón đầu cơ hội này.
Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Standard Chartered cho thấy có một sự dịch chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc sang các nước trong khối ASEAN để tận dụng cơ hội từ Hiệp định sắp tới. Khoảng 44% đơn vị tham gia nghiên cứu chọn Việt Nam do có một thị trường nội địa rất lớn, 29% nêu lý do là chi phí hoạt động thấp và 18% là nhân công dồi dào.
Đáng chú ý là Tập đoàn Microsoft đã công bố đóng cửa hai nhà máy sản xuất điện thoại Nokia ở Trung Quốc để chuyển sang Việt Nam. Tập đoàn này sẽ mở rộng nhà máy có quy mô đầu tư lên đến 210 triệu USD tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singgapore đặt tại Bắc Ninh, đồng thời sẽ tăng gấp ba tổng số nhân công so với hai nhà máy cũ.
Một yếu tố khác là sự nhạy bén của các nhà đầu tư Singapore. Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), trong đó Việt Nam và Singapore là thành viên, tạo điều kiện cho các cơ hội đầu tư song phương.
![]() |
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhắm đến Việt Nam nhằm đón đầu cơ hội từ TPP. Ảnh:Chí Cường |
Sự cải cách luật pháp cũng là yếu tố thúc đẩy các dự án dệt may đổ về Việt Nam. "Riêng đối với ngành công nghiệp dệt may, rất nhiều địa phương sẽ chỉ ưu tiên những nhà đầu tư có công nghệ cao và số lượng nhân công hạn chế vì lý do môi trường", Báo cáo của Savills nhận định.
Savills Việt Nam cũng dẫn nguồn số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào tháng 7/2015, Việt Nam có 299 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 84.000 ha, trong đó tổng diện tích đất cho thuê là 56.000 ha (66%). Diện tích đã được thuê là khoảng 26.000 ha, bằng 46% tổng diện tích đất cho thuê.
Cụ thể, 212 khu công nghiệp đang hoạt động với đất tự nhiên 60.000 ha, và 87 khu công nghiệp với 24.000 ha đất đang được giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort