
-
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc
-
Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Góc nhìn từ Hồng Kông
-
Dòng vốn nước ngoài vẫn sôi động giữa “bão” thuế quan
-
Đề xuất điều chỉnh giảm diện tích Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc
-
Vất vả chọn nhà đầu tư cho cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng -
TP.HCM đề xuất bổ sung thêm cơ chế chính sách đặc biệt để làm nhanh các tuyến metro
Chuyện thu xếp vốn
Nghị định 56/2025/NĐ-CP đã đưa ra nguyên tắc xác định sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn (Qc) cho các dự án nhiệt điện dùng khí LNG nhập khẩu là không thấp hơn mức 65% sản lượng điện phát bình quân nhiều năm của dự án nhiệt điện khí và được áp dụng trong thời hạn trả nợ gốc và lãi vay, nhưng không quá 10 năm kể từ ngày đưa dự án vào vận hành phát điện.
Nhận xét về quy định trên, ông Nguyễn Duy Giang, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power) cho rằng, với cơ chế như trên, các doanh nghiệp nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), hay doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối như PV Power làm được. Còn nhà đầu tư nước ngoài vẫn đề xuất Qc là 80-90% và thời gian 15-20 năm.
“Nhà đầu tư nước ngoài thường lập một doanh nghiệp để thực hiện dự án và vay theo tài trợ dự án không bảo lãnh (project financing), nên ngân hàng sẽ không khác gì nhà đầu tư. Nếu chỉ có dòng tiền trả nợ từ hợp đồng mua bán điện (PPA), sẽ là khó đối với họ”, ông Giang nhận xét.
Ở góc độ khác, trong quá trình đàm phán PPA với Công ty Mua bán điện (EPTC) thuộc EVN gần đây, nhiều nhà đầu tư băn khoăn về điều khoản “hoàn trả lại tiền điện cho EVN nếu có kết luận vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Không ít nhà đầu tư chấp nhận ký PPA với điều khoản trên, song đó là các nhà đầu tư trong nước, còn các nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn nhiều hơn.
Đại diện một ngân hàng nước ngoài từng thu xếp vay vốn cho các dự án điện cho hay, nếu PPA yêu cầu điều khoản trên, thì sẽ khó cho nhà đầu tư khi vay vốn, vì ngân hàng nước ngoài không chấp nhận được. Bản thân nhà đầu tư có nguồn thu khác từ chính dự án điện khí LNG hoặc được công ty mẹ đa ngành bảo lãnh, thì việc vay các tổ chức tài chính nước ngoài để thực hiện dự án điện khí LNG quy mô lên tới cả tỷ USD sẽ dễ hơn, dù có điều khoản trên.
Nhưng nếu chỉ có dòng tiền từ chính dự án (project financing), thì ngân hàng nước ngoài khó cho vay vì lo rơi vào cảnh “thả gà ra đuổi”. Thực tế, khi thực hiện một dự án lớn phức tạp, chuyện có điểm nào đó chưa kịp thời đủ thủ tục có thể diễn ra. Nếu vì thế mà bị cơ quan thanh kiểm tra coi là vi phạm quy định và hồi tố, thì dòng tiền của dự án sẽ không còn như kế hoạch ban đầu. Nhà đầu tư cũng không có nguồn khác để trả nợ, nên tính khả thi trong việc trả nợ không cao.
Những ẩn số khác
Từ thực tế triển khai Dự án điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4, đại diện PV Power cho hay, nhanh nhất cũng phải mất 5 năm để triển khai dự án kể từ khi được giao đầu tư. Trong đó, cần 2 năm để lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đấu thầu EPC, đàm phán hợp đồng mua bán điện, mua bán khí và thu xếp vốn; sau đó cần 3 năm để thi công dự án. Nếu các dự án chưa có chủ đầu tư, thì phải nhanh chóng tìm kiếm, mới hy vọng sau 5 năm nữa có nhà máy, tức là vào năm 2031 trở đi.
Tuy nhiên, những dự án đã có chủ đầu tư như Điện khí LNG Bạc Liêu, Hải Lăng 1, Quảng Ninh, Long An… vẫn chưa biết bao giờ mới đàm phán xong PPA để thu xếp vốn cho dự án.
Bên cạnh đó, mối quan tâm về tiến độ của các dự án điện khí LNG còn được nhìn nhận từ góc độ đáp ứng của các thiết bị chính như tuabin, máy phát từ các nhà sản xuất trên thế giới. Nhu cầu về mua tuabin máy phát gia tăng đột ngột ở các thị trường giàu có như Mỹ, Trung Đông, Nhật Bản… đang khiến các nhà sản xuất thiết bị hiện có là GE, Siemens hay Mitsubishi đầy tải.
“Điều này dẫn tới không chỉ chi phí mua thiết bị tăng lên để nhận được hàng sớm, mà còn không dễ đặt hàng. Thậm chí, các thông tin hiện nay cho thấy, GE, Siemens hay Mitsubishi đã đủ đơn hàng tới năm 2028. Như vậy, các dự án điện khí chưa đặt hàng thì khó có được thiết bị trước năm 2028”, một doanh nghiệp chia sẻ.
Đây là thách thức với nhà đầu tư dự án điện khí LNG tại Việt Nam chưa bắt tay vào đàm phán PPA để có cơ sở tiến hành đặt hàng chính thức và huy động vốn, từ đó có thể đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án nhằm về đích trong giai đoạn 2028-2030.

-
Vất vả chọn nhà đầu tư cho cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng -
Phát triển hạ tầng giao thông, tăng cường kết nối Hải Phòng - Hải Dương -
TP.HCM đề xuất bổ sung thêm cơ chế chính sách đặc biệt để làm nhanh các tuyến metro -
Hà Nội: Hơn 502 tỷ đồng xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề Canh Nậu giai đoạn 2 -
Bình Định: hơn 700 tỷ đồng xây khu tái định cư phục vụ dự án tại Phù Mỹ -
Đưa Việt Nam trở thành "điểm hấp thụ hiệu quả" vốn tư nhân đầu tư vào công nghệ -
Nghệ An hoàn thành giải phóng mặt bằng Đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò trước 30/4/2025
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh