-
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC -
Coteccons vinh dự đón nhận danh hiệu "VNR Top 50 Vietnam The Best" bảy lần liên tiếp -
Nhu cầu tăng cao, Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
Bước chuyển mình mạnh mẽ của SMC: Tái định vị thương hiệu, vươn tầm quốc tế -
TKV lên kế hoạch tiêu thụ 50 triệu tấn than -
Bảo Minh và hành trình khẳng định thương hiệu nhà phát triển khu công nghiệp
Lễ ký thỏa thuận giá khí miệng giếng và cước vận chuyển Dự án khí Lô B. |
Dự án khí ngóng dự án điện
Đại diện cho hai đối tác nước ngoài là Mitsui Oil Exploration Co., Ltd (MOECO) đến từ Nhật Bản và PTT Exploration và Production Public Company Limited (PTTEP) đến từ Thái Lan vừa thông báo tới phía Việt Nam rằng, thời điểm có dòng khí đầu tiên sớm nhất của Dự án khí Lô B là tháng 9/2024, thay vì cuối năm 2023 như dự tính trước đó.
Theo MOECO và PTTEP, do chậm trễ trong việc phê duyệt chủ trương đầu tư của Dự án Nhà máy điện Ô Môn III, nên mục tiêu của Dự án có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) trong năm 2020 và dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2023 không còn khả thi.
Dẫu vậy, ngay cả mục tiêu thời điểm có dòng khí đầu tiên sớm nhất của Dự án Khí Lô B là tháng 9/2024, như cập nhật mới đây của các nhà đầu tư, thì cũng kèm theo điều kiện là FID không muộn hơn tháng 3/2021.
Nguồn tin của Báo Đầu tư cũng cho hay, mục tiêu đã điều chỉnh trên vẫn sẽ không đạt được nếu không giải quyết được các vướng mắc trong phê duyệt chủ trương đầu tư cho Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III trong tháng 10/2020.
Trước đó, vào tháng 7/2020, Báo Đầu tư đã phản ánh việc các đối tác nước ngoài bày tỏ lo ngại với các cơ quan hữu trách rằng, việc chậm phê duyệt dự án điện trên bờ có thể khiến Chuỗi dự án khí Lô B gặp trở ngại lớn và tiếp tục làm chậm quyết định đầu tư cuối cùng. Kéo theo đó là mục tiêu dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2023 bị trượt tiến độ.
Với thực tế, Dự án khí như Lô B muốn đạt giá trị gia tăng cao thì phải đồng bộ từ khai thác tới vận chuyển vào bờ và có các hộ tiêu thụ trên bờ, mà ở đây là các nhà máy điện. Chuyện chậm phê duyệt chủ trương đầu tư của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III dẫn đến việc chậm FID, có thể khiến dự án thượng nguồn là khai thác khí tại Lô B và Dự án đường ống dẫn khí từ Lô B vào bờ rơi vào tình trạng bế tắc.
Tháng 7/2020, Báo Đầu tư cũng từng đưa tin, dự án thượng nguồn là khai thác khí Lô B đã đạt được các mốc quan trọng như được phê duyệt giá khí miệng giếng và cước phí vận chuyển vào tháng 4/2017. Kế hoạch phát triển mỏ đã được cơ quan hữu trách duyệt vào năm 2018.
Đầu năm 2020, Bộ Công thương cũng đã có báo cáo tình hình triển khai Chuỗi dự án khí - điện Lô B và đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận nguyên tắc chuyển ngang giá khí Lô B sang giá điện các nhà máy điện nhận khí và có cơ chế bao tiêu sản lượng khí Lô B trong các hợp đồng mua bán khí sang các hợp đồng mua bán điện.
Vào đầu tháng 6/2020, Chính phủ đã thông qua cơ chế chuyển ngang giá khí lô B sang giá điện cho các nhà máy điện dùng nguồn khí này.
Để đưa khí vào bờ, Dự án trung nguồn là đường ống đã được phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu khả thi vào năm 2017, thiết kế kỹ thuật (FEED) và dự toán công trình cũng được phê duyệt vào năm 2018. Công tác đấu thầu hợp đồng EPC và công tác đền bù giải phóng mặt bằng đang được triển khai với mục tiêu trao thầu hợp đồng EPC vào cuối năm 2020.
Chờ phê duyệt chủ trương dự án điện
Theo kế hoạch, có 4 dự án điện tại Trung tâm Điện lực Ô Môn (Cần Thơ) sẽ nhận khí của Lô B để phát điện. Trong số này, có 3 dự án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, gồm Ô Môn I, Ô Môn III và Ô Môn IV. Còn Dự án Ô Môn II được giao cho các nhà đầu tư tư nhân.
EVN đã đầu tư xong Dự án Ô Môn I. Dự án Ô Môn IV, công suất 1.050 MW, dự kiến khởi công trong quý II/2021. Dự án Ô Môn II được giao cho Liên danh Vietracimex - Marubeni đầu tư theo hình thức thông thường, Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi của dự án này đã được Tổ hợp nhà thầu trình UBND tỉnh Cần Thơ hồi tháng 5/2020 và đang trong quá trình thẩm định.
Với Dự án Ô Môn III thuộc nhóm A, công trình năng lượng cấp I, có tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 25.500 tỷ đồng và 80% là dùng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản. Theo kế hoạch, Dự án Nhiệt điện khí Ô Môn III sẽ sử dụng khoảng 1,25 tỷ m3 khí/năm, với nguồn cấp từ Lô B.
Với thực tế chậm trễ và vướng mắc ở Dự án điện Ô Môn III hiện nay, các đối tác trong dự án khai thác khí lô B cũng e ngại, dự án thượng nguồn có thể cần 1 - 2 năm để đấu thầu lại gói EPC, sau khi đã phải gia hạn gói thầu 3 lần. Đáng nói là, việc chậm tiến độ này có thể ảnh hưởng tới các dự án nhà máy điện mà các bên đang tiến hành đầu tư, trong đó có Dự án điện Ô Môn IV (mục tiêu vận hành thương mại vào tháng 8/2024).
Dĩ nhiên, điều đó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh cấp điện cho khu vực miền Nam nói riêng và cân đối năng lượng của Việt Nam nói chung.
Báo cáo 6 tháng đầu năm 2020 của Ban Chỉ đạo phát triển điện quốc gia cho hay, tháng 8/2019, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định thành lập Hội đồng Thẩm định nhà nước Dự án Nhiệt điện Ô Môn III. Tiếp đó, tháng 9/2019, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Nhà nước đã phê duyệt kế hoạch thẩm định Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III.
Ngày 23/3/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III với kiến nghị cho phép áp dụng các quy định của Luật Đầu tư công 2019 để thực hiện việc thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư cho Dự án.
Tuy nhiên, Báo cáo mới nhất của Ban Chỉ đạo nhắc tới việc “hiện tại chưa xác định được thời điểm phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi của Dự án Ô Môn III”.
Nguồn tin của Báo Đầu tư cho hay, có thể Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư với Dự án Nhiệt điện Ô Môn III dùng vốn ODA.
-
Năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 7,1% -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC -
Coteccons vinh dự đón nhận danh hiệu "VNR Top 50 Vietnam The Best" bảy lần liên tiếp -
Nhu cầu tăng cao, Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
-
Bước chuyển mình mạnh mẽ của SMC: Tái định vị thương hiệu, vươn tầm quốc tế -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Làm rõ phản ánh "Vicem lỗ thêm nghìn tỷ" -
TKV lên kế hoạch tiêu thụ 50 triệu tấn than -
Bảo Minh và hành trình khẳng định thương hiệu nhà phát triển khu công nghiệp -
Tập đoàn Điện gió Shanghai Electric muốn hợp tác với EVN làm điện gió -
Regal Group tái cấu trúc hoạt động, chuyển nhượng mảng môi giới bất động sản -
Doanh thu năm 2024 của Vicem đạt 27.150 tỷ đồng
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết