
-
Hải Dương đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch cho các khu công nghiệp
-
Huế: Hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An
-
Hà Nội quyết chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi
-
Sôi động những công trường cao tốc “không nghỉ” lễ
-
Hành trình phát triển ấn tượng của Việt Nam và tầm nhìn sau 50 năm thống nhất -
Giao VEC là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành
Như Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn đã đưa tin, đầu tháng 11/2013, UBND tỉnh Hải Dương tiếp tục có văn bản yêu cầu Công ty Điện lực Jaks Hải Dương (Malaysia), chủ đầu tư Dự án BOT Nhiệt điện Hải Dương, khẩn trương thu xếp nguồn tài chính để hoàn trả toàn bộ số tiền mà công ty này đã tạm vay để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án nói trên. Tổng số tiền phải trả, theo UBND tỉnh Hải Dương, là 202,99 tỷ đồng.
![]() | ||
Dự án BOT Nhiệt điện Hải Dương được động thổ xây dựng từ hơn 2 năm trước. Ảnh: Thanh Hà |
Trước đó, ngày 14/10/2013, UBND tỉnh Hải Dương đã từng có Công văn số 1883/UBND-VP yêu cầu Công ty hoàn trả kinh phí vay và phí tồn ngân vốn vay để thực hiện giải phóng mặt bằng Nhà máy Nhiệt điện Hải Dương trước ngày 26/10/2013. Tuy nhiên, do hết thời hạn mà chưa nhận được kinh phí hoàn trả tiền vay và phí tạm ứng nói trên, nên UBND tỉnh Hải Dương tiếp tục phát công văn đòi nợ.
Cũng cần phải nhắc lại rằng, được cấp chứng nhận đầu tư từ tháng 8/2011 theo hợp đồng BOT với Bộ Công thương, với tổng mức đầu tư 2,25 tỷ USD và rất nhanh sau đó, vào ngày 9/9/2011, đã động thổ xây dựng cơ sở hạ tầng, nên nhiều kỳ vọng đã được đặt ra đối với Dự án BOT Nhiệt điện Hải Dương. Tuy nhiên, hơn 2 năm trôi qua, chưa có nhiều tiến triển đối với dự án này.
Trong khi chưa đẩy nhanh được tiến độ triển khai Dự án, thì cũng như Báo Đầu tư đã thông tin, hồi tháng 5 vừa qua, Sanjung Merpati Sdn Bhd (SMSB - Malaysia) đã xin rút khỏi thỏa thuận hợp tác để đầu tư Dự án BOT Nhiệt điện Hải Dương.
Trước đó, đầu năm 2013, sau khi tuyên bố chấm dứt thỏa thuận thành lập liên doanh với Công ty Island Circle Investment Holding Ltd (Malaysia) và Công ty Meiya Power Ltd (Trung Quốc) để phát triển Dự án Nhiệt điện Hải Dương, Jaks Resources Berhad (Malaysia) tuyên bố đã tìm được hai đối tác mới để thay thế. Đó là Wuhan Kaidi Electric Power Engineering Company (Kaidi – Trung Quốc) và Sanjung Merpati Sdn Bhd (SMSB – Malaysia).
Theo thỏa thuận khi đó, Jaks Power Holding Limited (JPH), công ty con 100% vốn của Jaks và cũng là công ty nắm giữ 100% vốn của Công ty Jaks Pacific Power Pacific (JPP) - công ty đầu tư Dự án Nhiệt điện Hải Dương - sẽ bán một nửa số vốn của JPP tại dự án này cho hai công ty nói trên, với tỷ lệ 40% cho Kaidi và 10% cho SMSB. Tuy nhiên, khi SMSB tuyên bố rút khỏi Dự án, 10% vốn này lại thuộc về JPP.
Cũng vì những lý do đó, nên dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của tỉnh Hải Dương này vẫn chưa có tiến triển đáng kể.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, ông Haris F. Abdullah, Trưởng đại diện Điện lực Jaks Hải Dương cho biết, ông tin rằng, Wuhan Kaidi có đủ khả năng và năng lực cần thiết để trở thành đối tác của Jaks trong Dự án.
“Chúng tôi đang tiến gần đến giai đoạn kết thúc đàm phán. Hiện tại, Kaidi tự tin rằng, họ sẽ được Chính phủ Trung Quốc cho phép tham gia Dự án. Đây chỉ là vấn đề thời gian, chúng tôi hy vọng điều này sẽ xảy ra trong vài tháng tới”, ông Abdullah nói và cho rằng, ngay cả trong trường hợp Kaidi không tham gia Dự án, thì cũng không khó khăn để tìm một đối tác chiến lược mới, bởi BOT Nhiệt điện Hải Dương là một dự án hấp dẫn.
“Nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, cho đến ngày hôm nay, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng Kaidi sẽ xin được giấy phép đầu tư dự án này”, ông Abdullah nói.
Hiện tại, theo thông tin từ Jaks Hải Dương, việc san lấp mặt bằng, cũng như thiết kế cơ bản xây dựng EPC đã hoàn tất. “Chúng tôi đã hoàn tất việc phân tích địa chất, thử khoan cọc và hệ thống thoát nước. Ngoài ra, việc xây dựng đường vào và di chuyển đường dây tải điện cao thế cũng đã bắt đầu”, ông Abdullah nói.
Trong khi đó, liên quan khoản nợ hơn 200 tỷ đồng, ông Abdullah cho biết, theo thỏa thuận trước đây với UBND tỉnh Hải Dương, Jaks sẽ trả cho tỉnh sau khi việc thu xếp tài chính hoàn tất.
“Chúng tôi đang đàm phán với tỉnh Hải Dương để trả khoản tiền nói trên chậm nhất là ngày 30/6/2014”, ông Abdullah nhấn mạnh.
Nguyên Đức
-
Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị -
Hành trình phát triển ấn tượng của Việt Nam và tầm nhìn sau 50 năm thống nhất -
Giao VEC là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Hà Nam: Khởi công dự án nhà ở xã hội 18,4 triệu USD tại KCN Đồng Văn I mở rộng -
Thông nhánh hầm đường bộ dài nhất cao tốc Bắc - Nam phía Đông -
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha -
Động thổ xây dựng cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành kết nối Bình Phước với Đắk Nông
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025