-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm
-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch
Trả lời vấn đề này, Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Khắc Định cho biết, chủ trương xây dựng tháp truyền hình của nước ta đã có từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, ghi trong văn kiện nghị quyết Đại hội.
Đến năm 1995, trong một Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bấy giờ về phê duyệt phát thanh truyền hình có nói phải xây dựng tháp truyền hình. Tháp truyền hình này là tháp đa mục tiêu, không chỉ sử dụng cho kỹ thuật truyền hình mà còn nhiều mục tiêu khác nhau, ngoài ra còn là điểm nhấn về du lịch, thương mại, thậm chí lúc bấy giờ còn nói cả bưu điện nữa.
Sau đó, đến năm 1997, VTV cũng trình xây dựng tháp cao 350m và sau này Thường trực Chính phủ cũng nhiều lần bàn nhưng ngân sách lúc ấy rất khó khăn, phải dành ưu tiên cho các mục tiêu khác. Cho nên việc này có từ lâu rồi, nhưng dừng lại vì lý do ngân sách phải dành ưu tiên cho các mục tiêu khác.
Năm 2013, VTV tiếp tục trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương xây dựng một tháp truyền hình đa mục tiêu, như trong quy hoạch phát thanh truyền hình đã được phê duyệt từ 1995 và sau này cũng đã được bổ sung trong quy hoạch, chiến lược phát triển của VTV.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, trong đó có Bộ Quốc phòng, Tài chính, KH&ĐT, Thông tin và Truyền thông, VHTT&DL, Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội… cho ý kiến thống nhất với VTV trình Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương xây dựng một tháp truyền hình đa mục tiêu, tạo điểm nhấn, một biểu tượng cho Hà Nội, và không sử dụng ngân sách Nhà nước.
“Với mục tiêu tốt như vậy, không sử dụng ngân sách Nhà nước, bảo đảm lợi ích cho nhân dân vùng có thể phải giải phóng mặt bằng, bảo đảm lợi ích của Hà Nội, của Nhà nước, thu hút lao động, du lịch, tạo điểm nhấn cho Thủ đô… thì Thủ tướng đồng ý về chủ trương, giao cho VTV phối hợp với các bộ, ngành xây dựng dự án, chọn nhà đầu tư tư nhân tham gia, mời tư vấn nước ngoài có uy tín để xây dựng dự án”, ông Nguyễn Khắc Định nói.
Hiện nay, Thủ tướng đã chỉ đạo và VTV cùng với các bộ, ngành có liên quan đang phối hợp xây dựng dự án tiền khả thi, trong đó có tất cả các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Thủ tướng đã có công văn giao cho VTV phối hợp với các bộ, ngành, về những đề xuất ưu đãi của VTV nếu cái gì thuộc thẩm quyền các bộ, ngành thì các bộ ngành xử lý, nếu vấn đề thuộc thẩm quyền Thủ tướng thì các bộ, ngành tổng hợp trình Thủ tướng nhưng phải theo quy định của pháp luật hiện hành.
Sau khi có dự án tiền khả thi, Thủ tướng sẽ giao các bộ, ngành có liên quan thẩm định, trình Thủ tướng và chỉ khi nào các vấn đề về cơ chế huy động vốn, bảo đảm lợi ích chung của Nhà nước, nhân dân, của nhà đầu tư rồi cơ chế thu hồi vốn, các vấn đề liên quan đến lợi ích tổng thể về kinh tế-xã hội, thương mại, du lịch thì lúc đó Thủ tướng sẽ phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật. Nếu không đạt được mục đích, không có hiệu quả thì Thủ tướng sẽ không phê duyệt.
Ông Định cho biết, về vấn đề VTV có kinh doanh ngoài ngành hay không, cơ chế cụ thể mà VTV đề nghị có trái luật hay không thì hiện nay chưa phải lúc đánh giá và xem xét vì chưa có dự án. Bao giờ có dự án thì những nội dung dự án sẽ được thẩm định kỹ, xem xét kỹ rồi quyết định.
“Tôi hình dung thế này, nếu không sử dụng ngân sách Nhà nước, mà huy động được nguồn vốn xã hội hóa, Hà Nội lại có công trình cao 636 m đẹp, thành công trình biểu tượng của Thủ đô, tạo công ăn việc làm, thu hút khách du lịch đến, chúng ta được hưởng thụ một công trình như vậy, nhân dân có lợi, Hà Nội có lợi, nhà nước có lợi, rồi nhà đầu tư có lợi, uy tín của Hà Nội tăng cao thì chắc chắn ai cũng ủng hộ. Nếu không đạt được mục tiêu mà lại trái luật thì không ai ủng hộ cả. Quan điểm của Chính phủ là như vậy và Thủ tướng đã chỉ đạo rõ ràng như vậy”, ông Nguyễn Khắc Định khẳng định.
Trước đó, Phó tổng giám đốc VTV Nguyễn Thành Lương đã trình Thủ tướng Chính phủ cho biết, VTV cùng 2 đối tác là Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Tập đoàn BRG đã thành lập CTCP Tháp truyền hình Việt Nam để xây dựng tòa tháp 636m, cao nhất thế giới tại khu đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội). Dự kiến, tháp truyền hình này sẽ được xây dựng trong 6 năm, đưa vào khai thác từ năm 2021.
VTV không chỉ xây tháp và khối đế tháp với tổng diện tích khoảng 14,1 ha mà còn xây dựng khối phụ trợ bao gồm các chung cư, văn phòng, khách sạn, khu dịch vụ, vui chơi giải trí và tổ chức sự kiện…
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort