-
Doanh nhân Nguyễn Tân Thành, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bách Việt: Cẩn trọng, nhưng quyết liệt để chạm tới thành công -
Nữ bác sĩ được bầu làm Chủ tịch AmCham Việt Nam nhiệm kỳ 2025 -
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam -
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029
Thưa ông, cơ duyên nào khiến chàng Việt kiều Mỹ lại quay về đất mẹ để lập nghiệp?
Là người Việt gốc Hoa, sinh ra ở Bạc Liêu, năm 1979 (tròn 22 tuổi), tôi mới sang Mỹ định cư. Thời gian sống ở Mỹ, tôi phải làm đủ nghề để kiếm sống. Với máu kinh doanh của người Hoa, khi tích cóp được chút tiền, tôi mở một cửa hàng nhỏ. Ban đầu, bằng các mối quen biết, tôi nhập các mặt hàng thực phẩm truyền thống từ Thái Lan sang bán tại Mỹ.
Doanh nhân Quách Hưng Tòng |
Nhận thấy nhu cầu của Việt kiều tại Mỹ đối với các sản phẩm Việt Nam rất lớn, nhưng doanh nghiệp sản xuất trong nước chưa có cách nào tiếp cận thị trường này, nên tôi tự mày mò tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng. Năm 1989, tôi trở về nước và hai năm sau Công ty Hải Minh được thành lập.
Đến thời điểm này, bình quân mỗi tháng, Hải Minh xuất khẩu từ 8-12 container, tương đương 200 tấn hàng hóa của 4 thương hiệu Cô gái Việt Nam, Quê Hương, Đồng Quê, Best phục vụ người tiêu dùng. Các sản phẩm của Hải Minh đã có mặt ở nhiều siêu thị, hệ thống bán sỉ Costco Mỹ.
Mỹ, châu Âu, New Zealand… đều là những thị trường khó tính mà doanh nghiệp không dễ tiếp cận. Ông có thể chia sẻ bí quyết phá thế khó thâm nhập các thị trường này?
Thời gian đầu, chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn và chưa tìm được chỗ đứng ở thị trường nước ngoài. Trở ngại lớn nhất ở chỗ, bà con Việt kiều mặc dù yêu thích đặc sản truyền thống quê nhà, nhưng thường chọn hàng Thái Lan hoặc Trung Quốc. Họ nói thẳng rằng, hàng Việt Nam không đáng tin cậy. Điều này chứng tỏ, thông tin về hàng trong nước chưa được khơi thông. Nhưng tôi hiểu, cần phải có thời gian để thay đổi định kiến đó. Vì vậy, thay vì đặt nhà máy tại Việt Nam, tôi quyết định xây dựng nhà máy sản xuất hàng Việt tại Thái Lan. Chiến lược của tôi là khi nào người tiêu dùng Mỹ quen và chấp nhận các mặt hàng Việt Nam sản xuất tại Thái Lan, thì sẽ di dời nhà máy về quê nhà.
5 năm sau, tôi đã thực hiện được việc chuyển nhà máy về huyện Củ Chi, TP.HCM, đồng thời nhập máy móc, thiết bị sản xuất, đóng gói các mặt hàng xuất khẩu. Sản phẩm làm ra đều được đón nhận tại các thị trường khó tính, dù rằng phải cạnh tranh quyết liệt với các mặt hàng Thái Lan, Trung Quốc.
Khi nhắc tới việc xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính, không hiếm doanh nghiệp trong nước lắc đầu ngán ngại, bởi các yêu cầu của đối tác rất khắt khe?
Trong xu hướng hội nhập hiện nay, cơ hội mở ra với các doanh nghiệp Việt rất lớn. Vấn đề là doanh nghiệp có chủ động tìm tòi, phát huy thế mạnh của mình hay không mà thôi. Thống kê cho thấy, các siêu thị tại Mỹ đều phủ khắp hàng Việt. Khoảng 13% chủ doanh nghiệp gốc châu Á kinh doanh thành đạt tại Mỹ là người Việt Nam. Điều này chứng tỏ tư duy nhạy bén kinh doanh của người dân quê mình. Theo tôi, kinh doanh thì phải chấp nhận dấn thân, kiên trì đeo đuổi mục tiêu, đam mê. Cần phải xác định “thương trường là chiến trường”, thì khi dấn thân vào kinh doanh mới không bị “say sóng”. Điều quan trọng nữa là mình phải có lối tư duy kinh doanh khác người, tạo ra các sản phẩm riêng biệt.
Để người tiêu dùng đã mua sản phẩm đặc sản truyền thống của Hải Minh sẽ quay lại mua nhiều lần nữa, ngay từ buổi đầu về nước khởi nghiệp, tôi đã đến từng vùng miền thăm dò thị trường, nghiên cứu công thức chế biến, đưa ra sản phẩm có mùi vị hài hòa, đặc trưng, trong đó phải kể tới các sản phẩm như mắm Châu Đốc, tương Cự Đà…
Nhưng kinh doanh các sản phẩm thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng không chỉ có vậy, thưa ông?
Trước khi tung ra thị trường các sản phẩm dân dã đặc trưng của Việt Nam, tôi thường xuyên ra nước ngoài tìm hiểu, nghiên cứu kỹ xu hướng, thói quen tiêu dùng của người dân. Về nước, tôi lên sẵn những kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển Công ty. Suốt 24 năm qua, các sản phẩm của Hải Minh có mặt ở nhiều cửa hàng, siêu thị tại nhiều nước trên thế giới, nhưng chúng tôi không chủ quan, ngủ quên trên chiến thắng.
Hiện tại, chúng tôi đang tiếp tục mày mò, tìm ra phương pháp chế biến các loại đặc sản mới để làm phong phú các mặt hàng xuất khẩu, phân phối tận tay người tiêu dùng hải ngoại. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, các đặc sản truyền thống nước ta tiếp tục vươn xa, có mặt trên bàn ăn của bạn bè quốc tế.
Trần Xuân
-
Doanh nhân Nguyễn Tân Thành, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bách Việt: Cẩn trọng, nhưng quyết liệt để chạm tới thành công -
Nữ bác sĩ được bầu làm Chủ tịch AmCham Việt Nam nhiệm kỳ 2025 -
Đặng Trung Dũng, nhà sáng lập chuỗi nhà hàng Vị: Nâng tầm ẩm thực vùng miền bằng hành trình đa giác quan -
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029 -
Doanh nhân Mai Tuấn Anh: “Cách tân” khoai mì Củ Chi, tự tin vươn ra quốc tế -
Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng -
CEO Dutycast Nguyễn Lê Hoa: Sử dụng giải pháp công nghệ để chinh phục thị trường xuất khẩu -
TS. Ngô Phẩm Trân: Việt Nam có cơ hội vàng trở thành điểm đến của ngành bán dẫn
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart