-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Sau khi Ban chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW, chiều qua, ngày 25/01, thành phố Hải Phòng đã tổ chức họp báo thông tin về nội dung của Nghị quyết.
Ông Nguyễn Hữu Doãn, Trưởng ban Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng thông tin tại cuộc họp báo |
Phát triển chưa tương xứng
Đánh giá về tình hình phát triển kinh tế của Hải Phòng sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết 45-NQ/TW đã chỉ rõ những kết quả tích cực mà Hải Phòng đạt được.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với bình quân gấp 1,68 lần mức tăng chung của cả nước. Năm 2017, quy mô kinh tế cao gấp 4,27 lần so với năm 2003. Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người đạt 3.694 USD, gấp 1,54 lần bình quân chung của cả nước, tăng 5,43 lần so với năm 2003. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa; …
Hải Phòng cũng đã khẳng định được là thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc; hệ thống cảng biển, hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh, có bước phát triển đột phá theo hướng đồng bộ, hiện đại…
Tuy nhiên, Nghị quyết cũng đã chỉ rõ những thành tựu trên của Hải Phòng sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW là chưa tương xứng với vị trí, tiền năng, lợi thế vốn có của địa phương này. Khu vực kinh tế tư nhân phát triển chưa tương xứng với yêu cầu, kinh tế tập thể phát triển chậm, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn ít dự án có công nghệ hiện đại.
Liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội còn mờ nhạt. Quy hoạch và quản lý đô thị còn bất cập. Kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, hạ tầng giao thông, nhất là giao thông kết nối cảng biển chậm được nâng cấp. Phát triển văn hóa – xã hội, giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ chưa đạt được mục tiêu trở thành trung tâm vùng duyên hải Bắc bộ,…
“Những hạn chế, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu”, Nghị quyết 45 nêu rõ.
Phải là động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước
Trước thực trạng phát triển đó của Hải Phòng, cùng với những nguyên nhân đã được chỉ rõ, Nghị quyết 45-NQ/TW đã đưa ra quan điểm phát triển cho Hải Phòng trong giai đoạn mới - đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, phải xây dựng Hải Phòng không chỉ là một cực phát triển quan trọng trong tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, mà còn là động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước.
Trong quá trình phát triển, Hải Phòng sẽ phải giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa phát triển nhanh và bền vững; giữa kế thừa và phát triển; giữa phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, trong đó phát triển theo chiều sâu là chủ đạo. Thực hiện điều này để Hải Phòng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước, sớm trở thành thành phố công nghiệp gắn với cảng biển phát triển hiện đại, thông minh, bền vững với những mũi nhọn như kinh tế biển, chế biến, chế tạo, điện tử, dịch vụ logistics, khoa học và công nghệ biển.
Các dự án của các Tập đoàn kinh tế lớn đang góp phần thay đổi diện mạo đô thị và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hải Phòng |
Các mục tiêu phát triển của Hải Phòng trong giai đoạn mới đã được đưa ra. Cụ thể, đến năm 2025, Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đạt các tiêu chí đô thị loại I; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia, trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ biển của cả nước, trung tâm nghề cá, dịch vụ hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu nạn phía Bắc; Cát Bà, Đồ Sơn cùng với Hạ Long trở thành trung tâm du lịch quốc tế. Hoàn thành việc di chuyển trung tâm hành chính thành phố sang phía bắc sông Cấm… Tại thời điểm này, tỉ trọng đóng góp vào GDP vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là 23,7%. GRDP bình quân đầu người đạt 14.740 USD. Thu ngân sách đạt 180.000 đến 190.000 tỷ đồng,…
Đến năm 2030, Hải Phòng phát triển thành thành phố công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á; trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao; trung tâm quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ… Cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt. Hoàn thành việc chuyển đổi 50% số huyện thành đơn vị hành chính cấp quận… Lúc này, đóng góp của Hải Phòng vào GDP của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tăng lên thành 28,3%; GRDP bình quân đầu người là 29.900 USD; thu ngân sách đạt từ 300.000 – 310.000 tỷ đồng.
Dài hạn hơn, tầm nhìn đến năm 2045, Hải Phòng sẽ trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.
Những mục tiêu mà Bộ Chính trị đã đặt ra cho Hải Phòng trong giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 có thể khẳng định là rất cao. Cụ thể, chỉ cần so sánh GRDP bình quân giữa năm 2017 – 2025 - 2030 sẽ thấy. Năm 2017, GRDP bình quân đầu người của Hải Phòng mới đạt 3.694 USD – tăng 5,43 lần so với năm 2003 (cách 15 năm), trung bình mỗi năm tăng hơn 200 USD/người/năm; nhưng từ năm 2017 - 2025 (sau 9 năm) đã phải đạt 14.740 USD, tức trung bình mỗi năm tăng hơn 1.227 USD/người/năm; và từ 2025 - 2030 (sau 6 năm) với chỉ tiêu là 29.900 USD thì mức tăng trung bình mỗi năm hơn 2.526 USD/người/năm.
Để có thế thực hiện thành công những chỉ tiêu đã được đề ra, Bộ Chính trị đã chỉ ra tám nhiệm vụ trọng tâm mà Hải Phòng cần phải thực hiện.
1. Huy động động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó các nguồn lực xã hội (cả trong nước và ngoài nước) là động lực quan trọng, các nguồn lực Nhà nước giữ vai trò định hướng dẫn dắt.
2. Coi trọng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, gắn kết chặt chẽ giữa đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
3. Phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; đẩy mạnh liên kết vùng trong tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, các địa phương ven biển Đông Bắc, hai hành lang kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.
4. Phát triển mạnh các thành phần kinh tế để tạo đột phát trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn có lợi thế.
5. Xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Hải Phòng trờ thành trọng điểm phát triển khoa học – công nghệ biển của cả nước.
6. Gắn phát triển kinh tế biển với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
7. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ bững chắc, giữ vững chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
8. Tập trung chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các câp chính quyền; phát huy vai trò làn chủ của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025