Thứ Sáu, Ngày 02 tháng 05 năm 2025,
Đưa Ngọc Lặc thành đô thị trung tâm vùng núi Thanh Hóa
Sĩ Chức - 15/04/2014 21:52
 
 Trao đổi với Phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, ông Ngô Tiến Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, dù là địa bàn đặc biệt khó khăn, song huyện Ngọc Lặc vẫn có nhiều yếu tố thuận lợi về vị thế địa lý, nguồn lực và tài nguyên để thu hút đầu tư và huyện sẽ nỗ lực để phát huy hiệu quả các nguồn lực đó.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Thị xã Sầm Sơn quy định “trần” giá dịch vụ du lịch
Vinamilk khởi công trang trại bò sữa Thanh Hóa 2
Giám đốc WB thăm và làm việc tại Thanh Hóa

- Thưa ông, theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, thì Ngọc Lặc là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Vậy đâu là điểm hấp dẫn của huyện trong việc thu hút các nhà đầu tư?

Ngoài điều kiện về tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, huyện Ngọc Lặc có vị trí địa lý tương đối đặc biệt. Đây được xem như là cửa ngõ của các huyện miền núi phía Tây xuống vùng đồng bằng trung du của tỉnh Thanh Hóa.

  Phát triển Ngọc Lặc thành đô thị trung tâm vùng núi Thanh Hóa  
  Ông Ngô Tiến Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa  

Huyện có trục đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 15A đi qua, tiếp giáp Cảng Hàng không Thọ Xuân (khoảng 30 km), cách Cảng biển nước sâu Nghi Sơn gần 100 km...

Bên cạnh đó, Ngọc Lặc nằm cận kề Khu công nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn Sao Vàng (đầu tàu kinh tế thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa).

Từ đó, Ngọc Lặc có thể giao lưu phát triển kinh tế với Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh là các trung tâm kinh tế lớn của đất nước và cả của nước bạn Lào. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, Ngọc Lặc được Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư phát triển thành trung tâm đô thị miền núi phía Tây của tỉnh...

Với những điều kiện đó, cùng với chính sách chung của Chính phủ qui định đối với vùng đặc biệt khó khăn, các nhà đầu tư và doanh nghiệp đến với Ngọc Lặc sẽ được hưởng những cơ chế, chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đó là những ưu đãi về thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu...

Các doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ khác của tỉnh, như cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển tiểu - thủ công nghiệp và ngành nghề; chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường trên địa bàn tỉnh...

- Vậy huyện Ngọc Lặc đã triển khai những giải pháp gì để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh?

Chúng tôi đã và đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, như đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn theo hướng công khai, minh bạch; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tiết kiệm thời gian, chi phí làm việc cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Đồng thời, huyện tăng cường kiểm tra, rà soát các văn bản, quy định pháp luật, tạo hành lang pháp lý đơn giản, thông thoáng; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trong nhiều lĩnh vực, nhất là tài chính - ngân hàng, viễn thông, thông tin, quản lý hành chính nhà nước...

- Ông muốn nhắn nhủ gì tới các nhà đầu tư, các doanh nghiệp  trước thềm Hội nghị xúc tiến đầu tư vào địa bàn?

Tỉnh Thanh Hóa và huyện Ngọc Lặc sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư được hưởng những quyền lợi cao nhất, với nghĩa vụ thấp nhất (theo khung chính sách quy định của Chính phủ); hỗ trợ tối đa trong giải quyết thủ tục hành chính với phương châm đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện.

Ngọc Lặc cam kết luôn sát cánh, đồng hành với các nhà đầu tư trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Là huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa, huyện Ngọc Lặc tiếp giáp với các huyện Cẩm Thủy, Bá Thước (ở phía Bắc), Thọ Xuân, Thường Xuân (ở phía Nam), Lang Chánh (ở phía Tây), Thọ Xuân, Yên Định (ở phía Đông);

Huyện Ngọc Lặc có diện tích tự nhiên 49.092,4 ha với khoảng 140.000 người, trong đó dân tộc Mường chiếm 70,5% và dân tộc Kinh chiếm 27,3%, dân tộc khác 2,2%.

Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính cấp xã (21 xã, 01 thị trấn). Ngọc Lặc chiếm khoảng 4,4% diện tích và 3,9 dân số toàn tỉnh.

Chủ tịch nước thăm Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn Chủ tịch nước thăm Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn

(Baodautu.vn) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” cấp quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Nhân dịp này, Chủ tịch nước đã có buổi làm việc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thanh Hóa về nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội trong thời gian tới. Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm công trình Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư