-
Các ngân hàng Trung Quốc gặp thách thức lớn -
Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 duy trì ở mức 2,8% -
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel?
Hoạt động bơm dầu tại giếng dầu Gremikhinskoye ở phía Đông vùng Izhevsk, Cộng hòa Udmurt, Nga. Ảnh minh họa: REUTERS/TTXVN |
Theo Destatis, trong tháng Bảy, khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ Nga giảm 45,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 10,2% lên 2,9 tỷ euro (2,93 tỷ USD). Các nhà thống kê cho rằng sự gia tăng kim ngạch nhập khẩu này chủ yếu là do giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng, đặc biệt là năng lượng. Các mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất từ Nga là dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, với kim ngạch tăng 1,6% lên 1,4 tỷ euro. Đặc biệt, giá khí đốt đã tăng phi mã sau khi Nga liên tục cắt giảm nguồn cung cho Đức. Kim ngạch nhập khẩu từ Nga cũng tăng đối với một số mặt hàng như các sản phẩm luyện cốc và dầu mỏ (tăng 72,5%, lên 0,5 tỷ euro) hay than đá (tăng 108,5%,lên 0,3 tỷ euro).
Trong khi đó, do các biện pháp trừng phạt của phương Tây, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đức sang Nga giảm 56,8% xuống còn 1 tỷ euro trong tháng 7/2022.
Như vậy, theo Destatis, Đức tiếp tục nhập siêu từ Nga 1,9 tỷ euro trong tháng 7/2022, trong khi nhập siêu 0,2 tỷ euro từ nước này trong cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo Destatis, tính chung trong tháng 7/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Đức đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng thặng dư cán cân thương mại lại giảm. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đức đạt 127,6 tỷ euro, tăng 10,8%; trong khi tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa đạt 122,7 tỷ euro, tăng 26,2%. Thặng dư cán cân thương mại đạt 4,9 tỷ euro, giảm mạnh so với mức 17,8 tỷ euro cùng kỳ năm ngoái.
Một số thị trường xuất khẩu quan trọng khác của Đức như Mỹ, Pháp, Hà Lan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đức trong tháng 7 cũng tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, như thị trường Mỹ tăng 14,6% (lên 12,4 tỷ euro), Pháp tăng 12,7% (lên 9,5 tỷ euro), Hà Lan tăng 12% (lên 9,2 tỷ euro).
Về giá năng lượng, Viện nghiên cứu kinh tế Ifo dự báo trong dài hạn, giá năng lượng sẽ giảm. Theo Chủ tịch Viện Ifo Clemens Fuest, trong tương lai Nga sẽ bán khí đốt và dầu mỏ cho các quốc gia khác, khiến các quốc gia này giảm nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác. Do đó, dòng khí và dầu mỏ từ các nhà cung cấp bên ngoài Nga sẽ "chảy nhiều hơn sang châu Âu". Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt là rất tốn kém. Với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại, Chủ tịch Ifo lên tiếng ủng hộ việc tăng cường hỗ trợ nền kinh tế để vượt qua khủng hoảng.
-
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Mỹ đón 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Nhật Bản đầu tư 6,3 tỷ USD tăng số lượng tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) -
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả