-
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh” -
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới
VN-Index tăng 9 điểm trong phiên 22/4 |
VN-Index nhọc nhằn tăng điểm nhờ bluechips, số cổ phiếu giảm sàn vẫn la liệt
Mở cửa giao dịch trong sắc xanh và khá tích cực trong phiên sáng, VN-Index tiếp tục có một phiên giao dịch giằng co với biên độ rộng. Đã có thời điểm, chỉ số sàn HOSE giảm 16 điểm. Nhưng dòng tiền lớn đã nhảy vào giao dịch ở vùng giá thấp kéo chỉ số đi lên.
VN-Index tăng 9,02 điểm (0,66%) lên 1.379,23 điểm, chấm dứt chuỗi ngày lao dốc kéo dài từ đầu tuần. Tuy nhiên, HNX-Index vẫn giảm 7,49 điểm (-2,04%) xuống 359,12 điểm. UPCoM-Index giảm 0,74 điểm (-0,71%) xuống 104,15 điểm.
Số cổ phiếu tăng/giảm trong phiên khá ngang ngửa, thậm chí nhỉnh hơn ở nhóm tăng giá đối với các cổ phiếu sàn HNX. Trên ba sàn có 444 mã tăng, 71 mã tăng trần và 383 mã giảm cùng 150 mã giảm sàn. Còn riêng sàn HNX, có 127 mã tăng, 109 mã giảm và 37 mã đứng giá tham chiếu.
Các cổ phiếu vốn hoá lớn đóng vai trò quyết định xu hướng tăng/giảm của chỉ số. HNX30-Index giảm tới 2,91% và là yếu tố chính dìm chỉ số chung rơi sâu. Còn trên sàn HOSE, VN30-Index tăng 17,45 điểm lên 1.444 điểm, tương đương mức tăng 1,22%.
VN-Index dứt chuỗi lao dốc, hồi phục tăng nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn |
Các trụ cột đẩy VN-Index tăng lần lượt là VCB, GAS, VPB, VHM, BCM. Ông lớn PV Gas đã tăng kịch biên độ sau ba ngày giảm tổng cộng 7,8% liền trước. Sự hồi phục trên không phủ rộng ở nhóm dầu khí. PVC, PVD vẫn đóng cửa giảm sàn. Trong khi đó, nhóm ngân hàng mà dẫn đầu là VCB ghi nhận sự hồi phục trên diện khá rộng. Cổ phiếu Vietcombank đóng góp điểm tăng nhiều nhất cho VN-Index và cũng là cổ phiếu ngân hàng hồi phục mạnh nhất. Từ SSB, NVB giảm và MBB, BID đứng giá tham chiếu, các ngân hàng đều đóng cửa trong sắc xanh, phần lớn tăng trên 1%.
Cùng với cổ phiếu vua, nhóm bất động sản cũng ghi nhận sự hồi phục đặc biệt ở nhóm vốn hoá lớn gồm VIC, VHM, NVL, BCM, hay VRE... Tuy nhiên, trên sàn HNX, đà rơi chưa ngừng của các cổ phiếu bất động sản từng tăng nóng giai đoạn trước đang kéo tụt HNX-Index. THD, CEO, L14 là ba cổ phiếu kéo chỉ số chung giảm nhiều nhất. THD giảm hơn 7% trong phiên và đã giảm 57,4% từ mức đỉnh 277.000 đồng xác lập hồi cuối năm 2021. Tương tự, L14 – một trong cổ phiếu tăng rất nóng cuối năm 2021 và có thời gian chiếm ngôi vương về thị giá cổ phiếu trên ba sàn cũng đã quay đầu giảm sàn phiên hôm nay, về còn 199.300 đồng/cổ phiếu.
Một số cổ phiếu từng là điểm sáng, đi ngược xu hướng tiêu cực của thị trường nay lại điều chỉnh khá mạnh. Cổ phiếu nhóm phân bón đồng loạt giảm kịch biên độ, gồm DPM, DCM, BFC và LAS. Sau thông tin lợi nhuận khủng quý I như dự báo, cổ phiếu giao dịch tiêu cực dù vẫn tăng giá thời điểm mở cửa.
Khối ngoại mua ròng 920 tỷ đồng, nhiều nhà đầu tư cá nhân “rút chân”
Thống kê của Fiingroup cho thấy giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE chủ yếu do nhà đầu tư cá nhân bán ra. Cụ thể, các nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng 2.694 tỷ đồng, ngược lại, tổ chức trong nước mua ròng 1.789 tỷ đồng, khối ngoại mua ròng 906 tỷ đồng.
Đây đã là phiên mua ròng thứ 6 của các nhà đầu tư nước ngoài. DXG bất ngờ được khối ngoại mua ròng 102 tỷ đồng, chiếm gần 25% tổng giá trị giao dịch trong phiên. Nhóm này cũng giải ngân 102 tỷ đồng vào MSN. Cả hai cổ phiếu trên đều tăng mạnh, riêng DXG vọt lên tăng kịch biên độ từ 14h15p. Cổ phiếu của Hoá chất Đức Giang cũng được khối ngoại quay lại mua ròng mạnh(96 tỷ đồng). DGC đã có thời điểm giảm kịch biên độ trong phiên và hồi phục nhẹ khi đóng cửa chỉ còn giảm 3,64%. Trong khi đó, khối ngoại lại bán mạnh DPM (gần 80 tỷ đồng).
Thanh khoản thị trường tăng so với phiên trước. Giá trị giao dịch ba sàn đạt 28.869 tỷ đồng, tăng 2,7% so với phiên 21/4. Trong đó, tổng giá trị khớp lệnh đạt 26.429 tỷ đồng, tăng 6%. DGC và DPM được giao dịch với giá trị lớn, lần lượt là 1.093 tỷ đồng và 842 tỷ đồng và đứng đầu trong danh sách các cổ phiếu hút dòng tiền.
-
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh” -
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới -
Nhà đầu tư trái phiếu cần thêm “menu” để lựa chọn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả