
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
![]() |
Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ở Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN |
Cụ thể, ECB đã tăng 25 điểm phần trăm của 3 loại lãi suất chính, gồm lãi suất tái cấp vốn lên 4,25%, lãi suất tiền gửi lên 4% và lãi suất cho vay lên 4,5% - những mức cao nhất kể từ khi đồng euro ra đời vào năm 1999.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, định chế tài chính của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang phải đối mặt với tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Dù đã 9 lần tăng lãi suất liên tiếp, lạm phát vẫn cao hơn gấp đôi mức mục tiêu 2% ECB đặt ra và dự báo sẽ không giảm về mức này trong 2 năm tới.
ECB cho rằng lạm phát sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới với mức 5,6% trong năm 2023; 3,2% trong năm 2024 trước khi hạ nhiệt xuống còn 2,1% vào năm 2025. Bên cạnh đó, ECB cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone trong 3 năm tới, trong bối cảnh các điều kiện tài chính khó khăn tác động tiêu cực đến nhu cầu và thương mại quốc tế suy giảm. Cụ thể, ECB dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực sẽ ở mức 0,7% trong năm nay, 1% trong năm 2024 và 1,5% trong năm 2025.
Các nhà phân tích cho rằng việc tăng lãi suất sẽ kiềm chế lạm phát vì có thể cản trở việc vay mượn và chi tiêu, nhưng cũng đồng thời có nguy cơ bóp nghẹt hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, chi phí vay cao hơn ở hầu hết các nơi trên thế giới và tình trạng bất ổn kinh tế của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế, với khả năng xảy ra suy thoái ở Eurozone là rất cao.
Các nhà hoạch định chính sách coi dự báo năm 2024 là rất quan trọng để xác định liệu lạm phát, hiện vẫn ở mức trên 5%, có thể quay trở lại mức mục tiêu hay có nguy cơ bị mắc kẹt ở mức cao hơn quá lâu.
Nhà kinh tế Piet Haines Christiansen của ngân hàng Danske Bank cho biết: “Lạm phát vẫn ở mức khá cao để ECB có thể tạm dừng”. Trước đó, đa số các nhà kinh tế tham gia khảo sát từ ngày 5 - 7/9 đều nhận định ECB sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp vào tuần này, nhưng các thị trường tiền tệ cho rằng có 65% khả năng ECB tăng lãi suất, lần tăng cuối cùng trong chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ bắt đầu từ tháng 7/2022.
Chỉ 14 tháng trước, lãi suất tại Eurozone ở mức thấp kỷ lục âm 0,5%, đồng nghĩa rằng các ngân hàng phải trả phí để gửi tiền mặt tại ngân hàng trung ương.

-
Thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung: Góc nhìn chiến thuật cho các nước -
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao