
-
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO
-
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
-
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68%
-
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu -
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
![]() |
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Trong báo cáo mới nhất về vai trò toàn cầu của đồng euro công bố ngày 13/6, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho hay những lo ngại về xung đột thương mại, các lệnh trừng phạt kinh tế và thách thức đối với trật tự đa phương của thế giới đã góp phần làm tăng giá trị sử dụng đồng euro trên toàn cầu trong năm 2018.
Trả lời các phóng viên tại Frankfurt, thành viên hội đồng ECB Benoit Coeure nói rằng xu hướng đa dạng hóa và giảm dần sự phụ thuộc vào đồng USD là động lực hỗ trợ chính cho đồng euro, vì đây là đồng tiền được sử dụng nhiều thứ hai và tính thanh khoản cao thứ hai đối với các nhà đầu tư.
Ngoài căng thẳng thương mại, cải cách nội khối trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) nhằm tăng cường tính liên kết kinh tế và tiền tệ giữa các thành viên cũng hỗ trợ đồng tiền chung châu Âu tăng cường vị thế quốc tế.
Theo báo cáo của ECB, đồng euro chiếm khoảng 20,7% tổng dự trữ ngoại hối toàn cầu trong năm 2018, tăng 1,2 điểm phần trăm so với năm trước đó.
Vào cùng giai đoạn, đồng USD vẫn giữ tỷ trọng lớn nhất trong tổng dự trữ ngoại hối toàn cầu, nhưng con số này đã giảm xuống mức 61,7% - thấp nhất kể từ khi đồng euro được ra mắt cách đây 20 năm.
ECB nói rằng một số ngân hàng trung ương có thể đã bắt đầu xem xét cắt giảm hoạt động mua bán những tài sản tài chính đang đối mặt với rủi ro từ những động thái thương mại đơn phương.
Ví dụ được đưa ra là Nga - một trong những nước có lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Moskva đã bán ra 100 tỷ USD vào năm 2018 sau khi Mỹ áp đặt một vòng trừng phạt mới lên nước này. Thay vào đó, Chính phủ Nga đã mua lượng euro và nhân dân tệ của Trung Quốc có tổng trị giá 90 tỷ USD vào năm ngoái.
Báo cáo của ECB cũng phát hiện ra rằng tỷ lệ nợ mới bằng đồng euro từ các tổ chức phát hành không thuộc Eurozone đã tăng 2,5 điểm phần trăm lên 22,7% trong năm 2018, trong khi con số này của đồng USD giảm 8 điểm phần trăm xuống dưới 61%. Tỷ lệ thanh toán quốc tế cho hàng hóa và dịch vụ bằng đồng euro vẫn được duy trì ổn định.
Đề cập đến triển vọng của đồng euro, ông Coeure nói rằng vai trò quốc tế của đồng tiền này nên được quyết định bởi các lực lượng thị trường, mặc dù ECB có thể hỗ trợ nó về mặt kỹ thuật như tích hợp hoạt động thanh toán trên toàn châu Âu, giúp các nhà đầu tư quốc tế sử dụng tài sản bằng đồng euro dễ dàng hơn, nhanh hơn và rẻ hơn.
ECB cũng khẳng định tăng cường liên kết kinh tế và tiền tệ giữa các quốc gia thành viên Eurozone cũng sẽ tạo nền tảng cho đà tăng trưởng của hoạt động sử dụng đồng euro trên thị trường quốc tế.

-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu -
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng -
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng -
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort