-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone
Mâu thuẫn với các luật hiện hành, trái thông lệ quốc tế
Sáng nay (17/10), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo một luật sửa 7 luật của Bộ Tài chính, trong đó có Dự thảo Luật Quản lý thuế.
Ông Phạm Đình Thưởng, Thành viên Hội đồng tư vấn cấp cao Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho hay, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế khiến VECOM hết sức lo ngại và Hiệp hội đã có công văn gửi tới Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nêu lên nhiều kiến nghị.
Cụ thể, nội dung sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế quy định các sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Nội dung bổ sung khoản 4a Điều 98 Luật Quản lý thuế quy định các sàn thương mại điện tử và các tổ chức cung cấp dịch vụ logistics hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin của thương nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử hoặc sử dụng dịch vụ vận chuyển của các tổ chức logistics.
VECOM không đồng tình và đề xuất loại bỏ hai điều khoản nói trên.
Theo VECOM, các quy định trên trái với quy định pháp luật hiện hành và thông lệ quốc tế. Quyền và nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của từng chủ thể là vấn đề cơ bản, cốt lõi, đối với từng sắc thuế cần phải được quy định ở các luật thuế chuyên ngành tương ứng, không thể quy định về việc kê khai, nộp thay mọi loại thuế của đối tượng nộp thuế cho một chủ thể khác như quy định của dự thảo.
Chưa kể, dự thảo có những mâu thuẫn với cả Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế giá trị gia tăng.
Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, sàn thương mại điện tử là “website/ứng dụng thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó”.
Do đó, khoản 4 Điều 42 trái với Luật Thuế thu nhập cá nhân, do sàn thương mại điện tử không phải đối tượng thuộc 5 trường hợp tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập cho cá nhân quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 15, Điều 16, Điều 17 của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Do đó, việc buộc trách nhiệm cho các sàn thương mại điện tử phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (sau đây gọi chung là “người bán”) là không phù hợp với quy định tại Điều 24 Luật Thuế thu nhập cá nhân, theo đó, việc nộp thuế của tổ chức chi trả thu nhập phải dựa trên cơ sở khấu trừ thu nhập mà họ chi trả cho đối tượng nộp thuế, khác hoàn toàn về bản chất với việc kê khai thay, nộp thuế thay.
Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng cũng quy định rõ người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, Luật Thuế giá trị gia tăng chưa cho phép áp dụng cơ chế khấu trừ, quyết toán, hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Như vậy, quy định tại khoản 4 Điều 42 mâu thuẫn với Luật Thuế giá trị gia tăng và không khả thi, đặc biệt sẽ dẫn đến thiệt thòi cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong trường hợp nộp thừa thuế.
“Chúng tôi ủng hộ nguyên tắc người kinh doanh phải nộp thuế, tuy nhiên, nếu không có nghiên cứu cụ thể và thấu đáo, quy định này có thể tạo ra những bất bình đẳng và gánh nặng cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, vốn là những đối tượng yếu thế và dễ tổn thương trong nền kinh tế”, VECOM kiến nghị.
Cũng theo Hiệp hội, việc yêu cầu các sàn thương mại điện tử kê khai thay, nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho người bán là chưa có tiền lệ ở trong các nước trong khu vực, cũng như trên toàn thế giới. Các quốc gia trong khu vực (Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines), hay các nước như Trung Quốc, Hoa Kỳ đều không có quy định yêu cầu các sàn thương mại điện tử phải kê khai thay, nộp thuế thay (đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân) cho người bán. Như vậy, dự thảo đang đi ngược với thông lệ quốc tế.
Thuế nhẹ gánh nhưng các sàn thương mại điện tử có nguy cơ đội chi phí hàng chục tỷ đồng
Theo VECOM, các quy định trên trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế không chỉ trái với quy định pháp luật hiện hành và thông lệ quốc tế mà còn tạo gánh nặng cho doanh nghiệp.
Quy trình soạn thảo các quy định trên không phù hợp với chỉ đạo và tinh thần tại Nghị quyết số 93/NQ-CP của Chính phủ là tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực cho thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tế, ép các sàn thương mại điện tử phải thu thuế thay cho người bán là sẽ tạo thêm nhiều gánh nặng cho doanh nghiệp, gây ra nhiều vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai, do việc khai thuế thay, nộp thuế thay là một vấn đề rất phức tạp, nặng tính chuyên môn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội.
Đặc biệt, dự thảo Luật ảnh hưởng rất lớn đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của nhiều bên liên quan, đặc biệt là các sàn thương mại điện tử hay các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử lại chưa được lấy ý kiến chính thức. Do đó, các đối tượng chịu tác động trực tiếp đã không có cơ hội để góp ý đối với các quy định này.
VECOM cũng cho rằng, các quy định trên không phù hợp với thực tế và tạo ra nhiều gánh nặng và chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, đi ngược với tinh thần thúc đẩy phát triển kinh tế số của Đảng và Nhà nước.
Nguyên nhân là hiện nay, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng được áp dụng với nhiều mức thuế khác nhau cho các đối tượng, hàng hoá, dịch vụ khác nhau. Việc phân loại người bán, cũng như phân loại mặt hàng, dịch vụ để tính toán mức thuế, kê khai và nộp thuế hầu như chưa thể thực hiện được một cách tự động đối với các sàn thương mại điện tử.
Về bản chất, việc kê khai thay, nộp thuế thay, chính là thu thuế thay cho cơ quan thuế. Đây là vấn đề nằm ngoài chuyên môn, lĩnh vực hoạt động chính của các sàn thương mại điện tử nên sẽ tạo cho các sàn thương mại điện tử gánh nặng rất lớn trong việc đầu tư và vận hành.
Theo một khảo sát của VCCI vào năm 2022, nếu phải thực hiện kê khai, nộp thuế thay, các sàn thương mại điện tử phải đầu tư chi phí lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho nhân sự, nâng cấp hệ thống, cơ sở dữ liệu…
“Mặc dù quy định này có thể giúp giảm đầu mối kê khai, giảm gánh nặng cho cơ quan thuế, nhưng thực chất, mọi gánh nặng sẽ được đặt lên các sàn thương mại điện tử vốn không có chuyên môn và không phải là đại lý thuế. Điều này gây hoang mang cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, gây ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế”, VECOM lo lắng.
Theo VECOM, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế số và coi thương mại điện tử như một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số, việc ban hành những quy định gây khó khăn, nặng nề về vận hành đối với các sàn thương mại điện tử, buộc cho họ những trách nhiệm không phải của mình (kê khai, nộp thuế thay) như trong Dự thảo Luật sẽ làm doanh nghiệp và các nhà đầu tư bất an, đẩy lùi sự phát triển, đi ngược lại với chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
Galaxy S25 Ultra lộ diện mô hình mẫu: Thiết kế mềm mại, công nghệ tiên tiến -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
iPhone 17 Air: Hành trình chạm tới độ mỏng đỉnh cao
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam