
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại
-
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Chính phủ Dubai chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo -
Mỹ - Trung đạt được "bước tiến đáng kể" trong đàm phán tại Geneva
![]() |
Ước tính các khoản nợ của Evergrande đã vượt 300 tỷ USD. Ảnh: Reuters |
Bà Jenny Zeng, Trưởng bộ phận phân tích thu nhập cố định châu Á tại AllianceBerntein cảnh báo rằng sẽ có "hiệu ứng domino" từ nguy cơ sụp đổ của "bom nợ" Evergrande.
"Trên thị trường đô la Mỹ giao dịch hải ngoại, phần lớn các nhà phát triển bất động sản rơi vào cảnh đau khổ", bà Zeng nói. Chuyên gia này cho biết thêm, họ "không thể tồn tại lâu hơn nữa" nếu kênh tái cấp vốn vẫn đóng trong một thời gian dài.
Evergrande, nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới, đang sắp đổ dưới sức nặng của món nợ hơn 300 tỷ USD. Tự thân Evergrande cũng nhiều lần cảnh báo rằng tập đoàn này có thể vỡ nợ.
Các ngân hàng được cho là đã từ chối gia hạn các khoản vay mới cho người mua các dự án nhà ở dang dở của Evergrande, trong khi các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đã nhiều lần giáng cấp đối với Evergrande với lý do khả năng thanh khoản của doanh nghiệp này bị suy giảm.
Tình hình tài chính của các nhà phát triển bất động sản khác cũng bị ảnh hưởng bởi các quy định do chính quyền Trung Quốc đề ra nhằm hạn chế chi phí đi vay của nhóm doanh nghiệp này. Theo đó, chính quyền Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp cứng, bao gồm áp trần nợ liên quan đến dòng tiền, tài sản và mức vốn của doanh nghiệp bất động sản.
Bà Zeng đánh giá, so với Evergrande, các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang gặp khó khăn có quy mô rất nhỏ, họ chỉ chiếm khoảng 10 -15% tổng thị phần. Nhưng nữ chuyên gia này cảnh báo sự sụp đổ của Evergrande có thể kéo theo một hiệu ứng lan tỏa "có tính hệ thống" sang các bộ phận khác của nền kinh tế Trung Quốc.
"Một khi nó (hiệu ứng lan tỏa) bắt đầu, từ góc độ chính sách cần hành động nhiều hơn để chặn đứng hơn là đề phòng nó xảy ra", bà Zeng nói thêm.
Nữ chuyên gia của AllianceBerntein đánh giá, các rủi ro tài chính hoặc xã hội liên quan trực tiếp đến Evergrande thực sự "có thể được kiểm soát một cách hợp lý", đồng thời cho rằng sự phân mảnh của thị trường bất động sản Trung Quốc là lý do đằng sau vấn đề này.
"Về quy mô, tất cả chúng ta biết rằng Evergrande là nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, có thể là lớn nhất thế giới, nhưng [nó] vẫn chỉ chiếm 4% và thậm chí hiện còn ít hơn trong tổng doanh số bất động sản hàng năm", bà Zeng nói.
Một số chuyên gia kinh tế tỏ ra bi quan hơn khi cho rằng sự sụp đổ của Evergrande có thể trở thành hiện tượng "Lehman Brothers" của Trung Quốc, với ám chỉ sự phá sản của đế chế tài chính Mỹ là do các hoạt động thế chấp dưới chuẩn và khơi mào cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Tuy nhiên, ông Simon MacAdam, nhà kinh tế học toàn cầu cao cấp tại Capital Economics cho rằng câu chuyện của Lehman Brothers là "có tầm ảnh hưởng sâu rộng". "Còn vụ vỡ nợ hay thậm chí là sự sụp đổ lộn xộn của Evergrande sẽ có ít tác động toàn cầu ngoài một số bất ổn thị trường Trung Quốc", ông Simon MacAdam nói.
Chuyên gia này cho biết: "Ngay cả khi đây là công ty đầu tiên trong số nhiều nhà phát triển bất động sản Trung Quốc bị phá sản, chúng tôi nghi ngờ rằng việc thực hiện sai chính sách có thể khiến nền kinh tế nước này giảm tốc đáng kể".

-
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu -
Microsoft tiếp tục sa thải hàng nghìn nhân viên toàn cầu -
CPI tháng 4/2025 của Mỹ thấp hơn dự báo -
Chính phủ Dubai chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới