-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Ước tính, Evergrande đang cõng "núi nợ" hơn 300 tỷ USD. Ảnh: AFP |
Nỗi lo Evergrande "lây bệnh"
Như vậy sau gần 1 tháng "im hơi lặng tiếng" trước nghĩa vụ thanh toán lãi suất 83,5 triệu USD đối với trái phiếu bằng đô la Mỹ đến hạn vào ngày 23/9, "quả bom nợ" Evergrande trước mắt đã thoát nguy cơ vỡ nợ. Sau thông tin này, cổ phiếu Evergrande niêm yết tại Hong Kong kết thúc ngày giao dịch 22/10 với mức tăng 4,26%.
Theo Securities Times, Evergrande đã lên kế hoạch trả lãi trái phiếu trước thời gian ân hạn và đã chuyển trả lãi trái phiếu 83,5 triệu USD thông qua Citibank.
Evergrande được xác định là phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới khi đang cõng "núi nợ" hơn 300 tỷ USD. Nhiều tháng qua, tập đoàn này chật vật huy động vốn để trả bớt các khoản nợ.
Evergrande đã bốn lần lỡ hẹn trả lãi trái phiếu trong tháng 9 và tháng 10. Theo Reuters, tổng cộng doanh nghiệp này đã phớt lờ trả lãi suất trái phiếu trị giá ít nhất 279 triệu USD kể từ tháng 9, bao gồm cả khoản lãi lãi 83,5 triệu USD vào ngày 23/9. Trước mắt Evergrande sẽ còn hai đợt trả lãi trái phiếu bằng đô la Mỹ vào tháng 11 và tháng 12.
Ông Jim Veneau, Trưởng bộ phận thu nhập cố định châu Á của Quỹ quản lý đầu tư AXA đánh giá, việc Evergrande có kế hoạch trả lãi trái phiếu 83,5 triệu USD là một diễn biến "bất ngờ".
"Đó chắc chắn là một bất ngờ, nhưng là một bất ngờ tích cực", ông Jim Veneau bình luận. "Điều mấu chốt đối với khoản phải trả của Evergrande là ít nhất doanh nghiệp này cho thấy thiện chí thanh toán".
Thế nhưng, "tôi sẽ không gọi đó là động thái thay đổi cuộc chơi, mà nó giống như một thay đổi đầy hy vọng", ông Jim Veneau nói thêm.
Nghi ngại Evergrande mất khả năng trả nợ đã làm chao đảo nhiều thị trường tài chính trên thế giới. Song hành với đó là nỗi lo sự sụp đổ của tập đoàn này sẽ gây ra "hiệu ứng domino" sang các doanh nghiệp bất động sản khác hoặc nền kinh tế của Trung Quốc.
Giới phân tích vẫn cho rằng Evergrande sẽ ưu tiên trả nợ các nhà đầu tư trong nước hơn các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tuần trước Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã lên tiếng thúc giục các công ty bất động sản đã phát hành trái phiếu ở nước ngoài (trái phiếu quốc tế) cần tích cực thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.
Đối với Evergrande, quá trình gom tiền trả nợ diễn ra không mấy suôn sẻ khi tuần này họ đã thất bại trong vụ đàm phán bán bớt một số tài sản tại Công ty dịch vụ bất động sản Evergrande (Evergrande Property Services).
Đầu tháng 10, Evergrande đã đàm phán để bán 50,1% cổ phần tại Evergrande Property Services cho một đối thủ nhỏ hơn là Hopson Development Holdings. Nhưng Hopson hôm 20/10 cho biết thỏa thuận đàm phán mua lại tài sản của Evergrande trị giá 20,04 tỷ đô la Hong Kong (tương đương 2,58 tỷ USD) đã đổ bể.
Trên thực tế, Evergrande không phải là chủ thể duy nhất của ngành bất động sản Trung Quốc lung lay đổ vỡ vì nợ. Ông Jim Veneau cho biết, gần đây ngành bất động sản Trung Quốc chứng kiến thêm hai thành viên là Fantasia và Modernland "vỡ trận" vì nợ.
“Ba lằn ranh đỏ” đối với bất động sản Trung Quốc
Các vấn đề của Evergrande phức tạp lên kể từ khi giới chức Trung Quốc đưa ra chính sách "ba lằn ranh đỏ" đối với doanh nghiệp bất động sản vào năm ngoái. Chính sách này đặt ra một giới hạn đối với nợ liên quan đến dòng tiền, tài sản, và mức vốn của doanh nghiệp. Điều này đã kìm chân các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc sau nhiều năm tăng trưởng nhờ nợ nần chồng chất.
Chỉ trong vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc ngày càng phải gánh nhiều khoản nợ, đặc biệt là nợ thị trường nước ngoài. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng lượng trái phiếu bằng đô la Mỹ mà doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc ở phát hành ở nước ngoài đã đạt 900 tỷ nhân dân tệ (tương đương 139,75 tỷ USD), gần gấp đôi mức tăng 500 tỷ nhân dân tệ của trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ trong nước, theo thống kê của Tập đoàn tài chính Nomura (Nhật Bản).
Số liệu của Công ty phân tích tài chính Dealogic (Vương quốc Anh) cho thấy Evergrande hiện có mức phát hành nợ ở nước ngoài cao nhất trong ngành bất động sản, chiếm 6/10 giao dịch trái phiếu bằng đô la Mỹ ở nước ngoài của các công ty bất động sản Trung Quốc trong giai đoạn 2016 - 2021.
Còn Ngân hàng đầu tư Natixis (Pháp) cho rằng, tính giữa năm 2021 Evergrande đã bước qua cả "ba lằn ranh đỏ" mà chính quyền Trung Quốc đề ra và chiếm 19% tổng lượng trái phiếu bằng đô la Mỹ có lãi suất cao mà doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đã phát hành, với giá trị lên tới 19,24 tỷ USD. Trái phiếu bằng đô la Mỹ do Evergrande phát hành chủ yếu do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ.
-
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ -
Alibaba muốn huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu, ByteDance tìm cách mua lại cổ phiếu quỹ -
Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025