Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
EVN phủ nhận vay lại vốn ODA của Nhiệt điện Phả Lại
Hữu Tuấn - 10/01/2014 11:39
 
Ngày 10/1, Thanh tra Chính phủ tổ chức họp báo công bố kết quả thanh tra 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014. Tổng giám đốc EVN lên tiếng chuyện EVN phá sản Sai phạm tại EVN: Kết luận "ngót" 6.000 tỷ so với dự thảo EVN giãy giụa với viễn thông và những chi phí lạ

Cuộc họp báo có mặt ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc Tập đoàn EVN.

Trả lời câu hỏi của báo giới về việc Nhà máy nhiện điện Phả Lại vay vốn ODA đầu tư với lãi suất ưu đãi thấp sau đó EVN vay lại với lãi suất cao hơn nhiều lần, số tiền 2.350 tỷ đồng, ông Đinh Quang Tri khẳng định: "Đúng là có chuyện vay vốn và đang xảy ra".

Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại, một trong những doanh nghiệp đầu tiên cổ phần hoá của EVN
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại, một trong những doanh nghiệp đầu tiên cổ phần hoá của EVN.

Ông Đinh Quang Tri lý giải, trước đây Nhà máy nhiệt điện Phả Lại hạch toán phụ thuộc EVN . Khi Chính phủ quyết định cổ phần hóa Công ty này EVN phải tiến hành đánh giá lại tài sản, chuyển thành công ty cổ phần.

Trong đó, vốn vay xây dựng nhà máy này là Chính phủ Việt Nam vay vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản bằng đồng Yên lãi suất chưa đến 2 %, thời gian 20 năm. Nhưng việc EVN vay vốn của Nhà máy Phả Lại vay lại thời gian dưới 20 năm, lãi suất cao hơn cộng thêm các loại phí. Việc cho vay để thu hồi lại đã được Bộ Tài chính đồng ý cơ chế này. Dù EVN đề nghị Bội Tài chính cho vay trực tiếp, nhưng Bộ Tài chính không đồng ý, muốn thông qua EVN.

Nguồn vốn này không phải là vốn ODA mà sau khi Nhà máy Phả Lại cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh có lãi do Nhà máy này chạy liên tục có năm chạy công suất 7.500 giờ/năm nên doanh thu tăng vọt so với kế hoạch và có lợi nhuận. Do thời gian trả nợ được kéo dài theo vốn ODA nên dư vốn khấu hao chưa dùng hết, Công ty cổ phần này được quyền gửi ngân hàng lấy lãi cao hoặc cho doanh nghiệp vay lại.

"Việc Nhà máy Phả Lại cho EVN vay lại được Bộ Tài Chính cho phép theo quy định, EVN được phép huy động lại vốn từ các đơn vị thành viên với lãi suất thỏa thuận, để phục vụ đầu tư điện và việc này là hợp pháp. EVN đã thỏa thuận với các đơn vị để vya lại vốn để đầu tư 1 số dự án như Thủy điện Bản Vẽ. Tính ra việc vay vốn của các đơn vị thành viên vẫn "rẻ" hơn vay vốn của các tổ chức tín dung", ông Tri khẳng định.

Đối với nội dung giao chỉ tiêu kinh doanh lỗ năm 2011 cho các tổng công ty như kết luận của Thanh tra Chính phủ, đại diện EVN cho biết, do năm 2010, 2011 tập đoàn gặp rất nhiều khó khăn như nhu cầu phụ tải tăng cao trong khi nắng hạn thiếu nước, ngành điện phải huy động lượng dầu rất lớn để phát điện nên 2 năm liên tiếp EVN lỗ tổng cộng 12.000 tỷ đồng.

Theo quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, hằng năm EVN giao các chỉ tiêu cho các tổng công ty, các đơn vị trong Tập đoàn. Năm 2011 do khó khăn nên EVN đã giao chỉ tiêu lỗ cho các đơn vị để các đơn vị phấn đấu giảm lỗ so với lỗ kế hoạch.

Theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ, EVN đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp hơn 121.790 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ hơn 76.000 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỷ đồng là chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật và việc đầu tư vốn chưa mang lại hiệu quả kinh tế.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư