
-
SABECO: Từ nền tảng vững chắc đến bước chuyển mình bền vững
-
Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
-
Tập đoàn Xuân Thiện: Khát vọng trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu và vươn tầm quốc tế
-
Vietjet hoàn thành công tác chuyển giao khai thác dịch vụ mặt đất tại sân bay lớn nhất Việt Nam
-
Thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo -
Việt Nam trong top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại
Nguồn bổ sung vốn điều lệ tăng thêm từ Quỹ đầu tư phát triển; vốn đầu tư do quyết toán các dự án xây dựng cơ bản hoàn thành; vốn nhà nước do nhận bàn giao tài sản từ bên ngoài (tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn) và nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
![]() |
Trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại Hà Nội |
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn EVN thực hiện cụ thể.
HĐTV EVN có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng vốn điều lệ của EVN, đảm bảo hiệu quả và bảo toàn vốn; đồng thời có giải pháp tạo nguồn bổ sung vốn điều lệ theo quy định.
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN tại Nghị định số 205/2013/NĐ-CP, EVN là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và Điều lệ này. Vốn điều lệ của EVN tại thời điểm 31/12/2012 là 143.404 tỷ đồng.
Mục tiêu hoạt động của EVN là kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu Nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu Nhà nước giao.
Bên cạnh đó, giữ vai trò trung tâm để phát triển Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chi phối; có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao.
Ngành, nghề kinh doanh chính của EVN là sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hoá thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.
EVN hiện đang nắm giữ 100% vốn điều lệ tại 3 tổng công ty phát điện, 5 tổng công ty phân phối điện và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia. Tuy nhiên, ngoại trừ Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia không tiến hành cổ phần hóa vì liên quan đến đường truyền tải và an ninh hệ thống, 3 tổng công ty phát điện và 5 tổng công ty phân phối điện đều sẽ thực hiện cổ phần hóa trong thời gian tới, phục vụ cho việc vận hành thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam theo lộ trình đã được phê duyệt.
Thanh Hương
-
Vietjet hoàn thành công tác chuyển giao khai thác dịch vụ mặt đất tại sân bay lớn nhất Việt Nam -
Thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo -
Việt Nam trong top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại -
Từ "cổ phiếu quốc dân" đến "doanh nghiệp quốc dân": Hòa Phát và khát vọng dựng xây đất nước -
Vietnam Airlines lãi 3.625 tỷ đồng nhờ khách quốc tế bùng nổ, giá nhiên liệu giảm -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 30/4/2025 -
iPOS.vn khai trương không gian trải nghiệm và văn phòng làm việc tại TP. Cần Thơ
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025