Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
EVNNPC quyết liệt lo vốn cho kéo điện
Hoàng Minh - 05/10/2019 14:36
 
Nhiều các dự án phát triển lưới điện khu vực nông thôn, miền núi - vốn là nơi có mức sống thấp, thu hồi vốn rất chậm, thậm chí có dự án tính ra cả trăm năm chưa thu hồi đủ vốn. Thực tế này khiến EVNNPC phải chủ động đưa ra những giải pháp hợp lý về tài chính và dòng điện để cấp vốn cho các dự án truyền tải, phủ sóng điện được rộng khắp.

Giải pháp cụ thể, bám sát hàng ngày

Nếu như trước năm 1995, khi các công trình điện chưa nhiều và chủ yếu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, ngành điện có phần thuận lợi hơn khi các tổ chức tài chính trong và ngoài nước luôn sẵn sàng thu xếp cho vay vốn đầu tư phát triển dự án

Tuy vậy, khi bước vào giai đoạn đầu tự chủ, vốn cho đầu tư phát triển lưới điện chủ yếu từ nguồn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phân bổ nên rất hạn hẹp Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng ngày càng cao và những nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng ở các tỉnh biên giới.

Đơn cử như giai đoạn 2011-2015, do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên tình hình cung cấp điện gặp nhiều áp lực khi nhu cầu tiêu thụ điện tăng nhanh, bình quân 13,4%/năm. Áp lực cung cấp điện đã dẫn tới tình trạng quá tải thiết bị. Tình trạng điện áp thấp trên lưới điện thường xuyên xảy ra, đặc biệt là quá tải các máy biến áp (MBA) phân phối và MBA 110kV. Trong khi đó, độ dự phòng của lưới điện truyền tải vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp điện ổn định. 

Mặc dù vậy, nhờ vào việc chủ động về nguồn vốn, cũng các giải pháp đồng bộ, EVNNPC đã đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt đảm bảo cung cấp điện các khu công nghiệp trọng điểm SAMSUNG tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, khu công nghiệp TEXHONG Hải Hà tại Quảng Ninh.

Kết quả tốt trong triển khai các dự án còn là nhờ EVNNPC đã chủ động thực hiện nhiều phương án, giải pháp dài hạn, ngắn hạn linh hoạt trong công tác điều hành hoạt động tài chính kế toán.

Hàng loạt giải pháp đã được đưa ra như quản lý dòng tiền tập trung, thu hồi công nợ nội bộ, đảm bảo nguồn tiền ổn định đáp ứng kịp thời cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng.

Các dự án vay vốn nước ngoài tiếp tục đóng góp quan trọng trong việc đầu tư nâng cao năng lực hệ thống điện:
- Dự án Phát triển mạng phân phối và truyền tải điện 2 vay vốn JICA;
- Dự án Nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn vay vốn ngân hàng tái thiết Đức (KfW1) được triển khai trên địa bàn 4 tỉnh (Phú Thọ. Bắc Giang. Vĩnh Phúc và Nghệ An) với tổng mức đầu tư 1.940 tỷ đồng.
- Dự án Nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn- phần vốn dư đợt 1 vay vốn Ngân hàng tái thiết Đức, xây dựng và cải tạo lưới điện trung và hạ áp trên địa bàn 25 xã thuộc 9 huyện 1 thị xã thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An với tổng mức đầu tư  140 tỷ đồng.
- Dự án Nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn-phần vốn dư đợt 2 vốn vay Ngân hàng tái thiết Đức, xây dựng cải tạo lưới trung và hạ áp trên địa bàn Nghệ An, Vĩnh Phúc.
- Dự án giảm cường độ phát thải trong cung cấp năng lượng điện (KfW2) thực hiện trên địa bàn 22 tỉnh. Trong đó có 18 tiểu dự án lưới điện trung và hạ áp và 8 tiểu dự án 110kV.
- Dự án Hiệu quả lưới điện tại các thành phố vừa và nhỏ (KfW3).
- Dự án DEP, xây dựng mới 23 công trình lưới điện 110kV, 3 dự án đầu tư công nghệ trong quản lý kinh doanh, 30 dự án cải tạo lưới điện trung và hạ áp tại 765 xã thuộc 164 huyện thuộc 20 tỉnh với khối lượng cải tạo và xây dựng mới 641.533km đường dây trung áp, 665 trạm biến áp với 135.924kVA và 5.677.85 km đường dây hạ áp. Có tổng mức đầu tư khoảng 4.854 tỷ đồng.
- Dự án Mở rộng và cải tạo lưới điện nông thôn vùng sâu tại hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên vay vốn ADB; Chương trình Hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện giai đoạn 3 bằng nguồn vốn Ngân hàng Thế giới (WB)…

Nhận thức công tác quản trị kiểm soát dòng tiền để cân đối tài chính là quan trọng, EVNNPC đã xây dựng, tổ chức bộ phận theo dõi thu nộp và quản trị dòng tiền, chủ động cân đối nguồn tiền thực hiện thanh toán tiền mua điện cho EVN và các công ty bán điện theo quy định, thực hiện cấp vốn, thanh toán vốn đúng yêu cầu, bám sát hàng ngày để đáp ứng nhanh các yêu cầu của ngân hàng cho công tác giải ngân, cân đối chi phí giá thành để điều tiết sử dụng nguồn vốn vay tín dụng thương mại hợp lý.

Cũng nhờ sự chủ động và biết tính toán này nên EVNNPC đã luôn hoàn thành kế hoạch tài chính, kế hoạch lợi nhuận được giao, bảo toàn được vốn Nhà nước.

Trong giai đoạn 2011-2015, EVNNPC đã đầu tư 38.538 tỷ đồng - gấp 3,3 lần so với khối lượng thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010.

Phân bổ hợp lý

Thực hiện cấn đối vốn đầu tư theo kế hoạch hàng năm và trung hạn, EVNNPC phân bổ hợp lý vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên, tập trung vốn các công trình, dự án quan trọng, cấp thiết; chỉ đạo các đơn vị khẩn trương thực hiện các thủ tục vay vốn, lập dự án, sớm đưa công trình vào triển khai ; đẩy nhanh tiến độ thanh quyết toán các công trình; rà soát, đánh giá và sửa đổi, bổ sung quy chế phân cấp quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế…

Đầu năm 2018, EVN giao kế hoạch lợi nhuận sản xuất kinh doanh điện cho EVNNPC là 238,4 tỷ đồng. Để đảm bảo các chỉ tiêu này, EVNNPC đã nỗ lực tăng doanh thu, giảm tổn thất điện năng, kiểm soát chặt chẽ các khoản mục chi phí. 

Kết quả, ngoài việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận kế hoạch EVN giao, EVNNPC đã tự cân đối bằng nguồn lợi ích tăng thêm từ việc tăng sản lượng điện thương phẩm, giảm tổn thất điện năng và tiết giảm các yếu tố chi phí khác... đủ bù đắp hơn 932 tỷ đồng cho các khoản chi phí phát sinh ngoài kế hoạch, gồm: chênh lệch tỷ giá (312 tỷ đồng), chi phí phát sinh mua điện trên thị trường (497 tỷ đồng), chi phí khắc phục bão lụt phát sinh ngoài kế hoạch EVN giao (123,2 tỷ đồng).

Đáp ứng tăng trưởng phụ tải phục vụ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn 27 tỉnh phía Bắc là nhiệm vụ quan trọng mà EVNNPC luôn đặt lên hàng đầu và bằng mọi nỗ lực phải hoàn thành trọng trách. Trong suốt nhiều năm qua, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, EVNNPC đều khẳng định được vai trò “điện đi trước một bước” bằng sự nỗ lực tìm kiếm, tự tạo cơ hội thu hút, tập trung nguồn lực tài chính để triển khai đầu tư xây dựng hàng trăm trạm biến áp và hàng chục ngàn ki-lô-met đường dây phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng.

Những năm tới, chắc chắn EVNNPC sẽ còn phải vượt qua nhiều khó khăn để lo đủ vốn đầu tư cho các dự án lưới điện, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng không ngừng về phát triển kinh tế. Tuy nhiên khó khăn phía trước sẽ là cơ hội để EVNNPC tái khẳng định vị thế của mình trên thương trường.

Bên cạnh đó, các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước đã hỗ trợ EVNNPC mở rộng lưới điện quốc gia đến vùng sâu, vùng xa, làm tốt các nhiệm vụ chính trị xã hội được giao. Với việc tích cực tìm kiếm, đàm phán, ký kết được các dự án vay vốn nước ngoài và thực hiện có hiệu quả đã hỗ trợ tốt cho công tác đầu tư xây dựng như:
- Dự án cấp điện cho đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La, theo đó, giai đoạn 1 đã cấp điện cho 22.617/30.157 hộ dân đạt tỷ lệ 82%;
- Dự án cấp điện cho các thôn bản chưa có điện tỉnh Lai Châu;
- Dự án cấp điện cho các thôn bản chưa có điện tỉnh Bắc Kạn;
- Dự án cấp điện cho các thôn bản chưa có điện tỉnh Nghệ An;
- Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Lạng Sơn, phân kỳ 1, triển khai trên địa bàn 10 huyện, 22 xã và 109 thôn, tổng số hộ dân được hưởng lợi là 4.759 hộ….

 

EVNNPC: Chấp nhận thách thức để tiến lên
Ứng dụng của công nghiệp 4.0 không chỉ mang đến những thành tựu trong kinh doanh mà còn tạo những áp lực đối với quyết tâm đổi mới của doanh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư