
-
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
-
Kon Tum yêu cầu đảm bảo đủ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án
-
Giao đầu mối xử lý đề xuất tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng
-
Đề xuất đầu tư Dự án Thiết chế Công đoàn tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc
-
Chuyển động mới tại dự án đầu tư tuyến metro từ trung tâm TP.HCM đến Cần Giờ -
TP.HCM khởi công dự án đê bao gần 1.000 tỷ đồng ven bờ hữu sông Sài Gòn
![]() |
Phối cảnh trạm biến áp 500 kV Bình Định. Nguồn: EVNNPT. |
Theo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho EVNNPT thực hiện Dự án Trạm biến áp 500kV Bình Định và đường dây đấu nối. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.260 tỷ đồng.
Theo đó, Trạm biến áp 500kV Bình Định dự kiến xây dựng tại xã Cát Lâm, huyện Phù Cát; tuyến đường dây 220kV đấu nối đi trên địa bàn huyện Phù Cát và huyện Tây Sơn.
Quy mô dự án gồm xây dựng mới trạm biến áp 500/220/35 kV với công suất trạm biến áp 900 MVA, dự phòng phát triển lên 1.800 MVA.
Dự án cũng xây dựng 3 tuyến đường dây đấu nối gồm xây dựng mới 2 tuyến đường dây 220 kV, 2 mạch, chiều dài mỗi đoạn khoảng 4,1 km đấu nối chuyển tiếp trên 2 mạch đường dây 220 kV Phước An - Phù Mỹ hiện hữu; xây dựng mới 1 tuyến đường dây 220 kV, 4 mạch, dài khoảng 29 km đấu nối chuyển tiếp trên 2 đường dây 220 kV Pleiku 2 - Phước An và đường dây 220kV An Khê - Quy Nhơn hiện hữu.
Dự án dự kiến khởi công quý III/2027, hoàn thiện việc thi công và đóng điện quý IV/2029.
EVNNPT thông tin dự án sau khi hoàn thành sẽ tiếp nhận và truyền tải công suất tại các nhà máy điện mặt trời, điện gió, thủy điện trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Bình Định và khu vực lân cận lên hệ thống điện Quốc gia; giảm tải và tránh quá tải cho các trạm biến áp 500 kV và các đường dây 220 kV cấp điện cho khu vực tỉnh Bình Định, Gia Lai, Phú Yên…
Dự án cũng tăng cường nguồn cấp, góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn và tin cậy cho tỉnh Bình Định, tăng khả năng vận hành an toàn và ổn định cho hệ thống điện quốc gia; giảm tổn thất công suất, điện năng trong hệ thống, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), EVNNPT.
Trước đó, ngày 19/2/2025, Tổng công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC) thông tin đã có văn bản về việc thống nhất kể từ 15h ngày 23/1/2025 đưa vào vận hành thương mại đối với Dự án Nhà máy thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong tỉnh Bình Định với công suất 2,9 MW.
Dự án Nhà máy thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong được xây dựng tại hạ lưu Đập dâng Phú Phong và kết hợp với Dự án Đập dâng Phú Phong (thuộc sơ đồ khai thác bậc thang trên dòng sông Kôn, vận hành theo phương thức liên hồ chứa) tại thị trấn Phú Phong huyện Tây Sơn, do Công ty TNHH Thủy điện Phú Phong làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 143 tỷ đồng.
Nhà máy thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong có 2 tổ máy phát điện với tổng công suất 2,9 MW, dự kiến sản lượng điện khoảng 14,31 triệu kWh/năm.

-
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội -
Nghiên cứu đầu tư 5 đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng, hình thành khu đô thị mới -
Vĩnh Long bãi bỏ quyết định thành lập cụm công nghiệp có vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng -
Bình Định và Tập đoàn Syre ký kết ghi nhớ dự án sản xuất tái chế vải -
Quảng Nam khẳng định 9 dự án điện mặt trời không có vi phạm về đất đai -
Khởi động dự án thứ cấp đầu tiên tại VSIP Cần Thơ, vốn 300 triệu USD -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)