
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
Cụ thể, trong báo cáo gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM chiều 20/2, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã chứng khoán: EIB) cho biết không bán được cổ phiếu nào từ ngày 15/1 đến 7/2 bởi giá thị trường chưa đạt kỳ vọng so với giá bán mục tiêu của ngân hàng.
Trong giai đoạn này, cổ phiếu EIB trải qua nhiều phiên tăng giảm đan xen nên thị giá dao động trong vùng 18.700-20.200 đồng. Tuy nhiên, cổ phiếu này không có phiên nào đóng cửa cao hơn giá mục tiêu bình quân mà ngân hàng công bố trước đó là 20.199 đồng.
Kế hoạch xử lý cổ phiếu 6,09 triệu cổ phiếu quỹ được đại hội đồng cổ đông Eximbank thông qua tại phiên họp thường niên giữa tháng 4/2023. Eximbank có 2 phương án xử lý cổ phiếu quỹ là bán hoặc dùng làm cổ phiếu thưởng. Tuy nhiên, khi đó, Hội đồng quản trị cho biết ngân hàng vừa mới phát hành xong cổ phiếu để tăng vốn điều lệ và cũng có kế hoạch và phương án tăng thêm vốn điều lệ nên việc chọn bán cổ phiếu quỹ là phù hợp.
Đây là toàn bộ khối cổ phiếu được ngân hàng mua lại làm cổ phiếu quỹ trong giai đoạn 2/1-16/1/2014 và nắm giữ cho đến hiện tại. Trong bản công bố thông tin giao dịch, ngân hàng cho biết mục đích bán cổ phiếu quỹ là để bổ sung vốn kinh doanh. Theo kế hoạch, trong mỗi ngày giao dịch, Eximbank sẽ đặt bán tối thiểu từ 3% và tối đa là 10% khối lượng giao dịch đã đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Cổ phiếu EIB chốt phiên 202/2 tại 18.650 đồng, giảm 0,8% so với tham chiếu và nối dài mạch giảm nhẹ phiên thứ 3 liên tiếp. Tuy nhiên, thanh khoản cổ phiếu lại đang trên đà cải thiện. Vốn hoá thị trường tính theo thị giá hiện tại đạt 32.467 tỷ đồng.
Năm 2023, Eximbank báo lãi trước thuế 2.720 tỷ đồng, thực hiện được 55% chỉ tiêu đề ra cho năm qua. Theo Eximbank, do ảnh hưởng bởi các yếu tố như: chủ động giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng theo đúng chủ trương của Ngân hàng Nhà nước nhằm kích cầu trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và để giữ khách hàng trước tình hình các ngân hàng lôi kéo khách hàng vay vốn.
Tính đến cuối năm 2023 tổng tài sản Eximbank tăng 8,8%; huy động vốn tăng 6,5%; dư nợ tín dụng tăng 7,6%; các hoạt động dịch vụ như: kinh doanh ngoại hối, thẻ, kiều hối đều có sự tăng trưởng so với năm 2022; các chỉ số thanh khoản, an toàn trong hoạt động luôn được kiểm soát tốt và tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Năm nay, Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 5.180 tỷ đồng. Tổng tài sản được kỳ vọng tăng thêm 11%, lên mức 223.500 tỷ đồng, huy động vốn tăng thêm 10,5%, lên 175.000 tỷ đồng.
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort