-
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng
Ngày 5/11/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã công bố Nghị quyết số 363/2024/EIB/NQ-HĐQT của Hội đồng quản trị về việc phê duyệt tài liệu đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thường, trong đó có Tờ trình ĐHĐCĐ thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính.
Hiện nay, Trụ sở chính của Eximbank hiện đang đặt tại Tầng 8, Văn phòng số L8-01-11+16 Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Eximbank có mạng lưới hoạt động gồm 215 chi nhánh, phòng giao dịch trải dài từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, theo Eximbank, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh và biến động, Ngân hàng đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và triển khai linh hoạt các kế hoạch kinh doanh dựa trên tư duy mới về tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường.
Bên cạnh việc tiếp tục củng cố vị thế tại thị trường miền Nam, Ban lãnh đạo Eximbank xác định, miền Bắc là thị trường năng động, còn nhiều dư địa để khai thác. Vì thế, Ngân hàng đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới phân phối và tiếp cận với các khách hàng tiềm năng tại khu vực này, để nắm bắt các cơ hội thị trường, giúp gia tăng doanh thu, lợi nhuận và sức ảnh hưởng của thương hiệu.
Eximbank công bố nghị quyết về tờ trình ĐHCĐ thay đổi trụ sở chính ra Hà Nội |
Theo HĐQT Eximbank, việc chuyển trụ sở chính của Ngân hàng ra quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là bước đi chiến lược với mục tiêu giúp Eximbank mở rộng quy mô hoạt động, nhằm thực thi chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Ban lãnh đạo Eximbank đánh giá, Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, bên cạnh ý nghĩa về văn hóa, lịch sử thì đây còn là trung tâm hành chính, thương mại – dịch vụ quan trọng của thành phố.
Đồng thời, cũng là nơi tập trung nhiều Hội sở, chi nhánh lớn của các ngân hàng trong và ngoài nước. Đây cũng là địa điểm có nhiều lợi thế thuận tiện cho việc giao thương và kết nối với các đối tác, khách hàng, tạo cơ hội hợp tác và phát triển mạng lưới kinh doanh, giúp mở rộng thị phần và sức ảnh hưởng của thương hiệu Eximbank tại miền Bắc, đóng góp vào sự phát triển chung của Ngân hàng.
Đề xuất chuyển trụ sở chính của Eximbank đã đạt được sự đồng thuận cao của Hội đồng quản trị Ngân hàng và thông qua quy trình phê duyệt bộ tài liệu ĐHĐCĐ theo đúng quy định của Điều lệ và quy định pháp luật.
Việc chuyển trụ sở sẽ được thảo luận công khai, minh bạch tại Đại hội cổ đông của Ngân hàng diễn ra vào cuối tháng 11 tới đây và chỉ được thông qua nếu đạt tỷ lệ tán thành trên 51% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp. Hồ sơ chuyển trụ sở chính cũng phải được Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận theo quy định. "Chúng tôi luôn mong nhận được sự đồng hành, ủng hộ của cổ đông và nhà đầu tư, cùng để kiến tạo Ngân hàng Eximbank năng động, hiện đại và gắn với những giá trị thực tiễn cho khách hàng cũng như đóng góp vào sự phát triển của ngành tài chính Việt Nam", Eximbank cho biết.
Trước đó, HĐQT Eximbank đã công bố quyết định triệu tập ĐHCĐ bất thường để thông qua việc thay đổi địa điểm trụ sở chính và các nội dung khác thuộc thẩm quyền.Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông thực hiện quyền dự họp và biểu quyết tại ĐHĐCĐ là 29/10. Ngày tổ chức dự kiến là 28/11 tại thành phố Hà Nội. Địa điểm cụ thể sẽ được nêu tại thông báo mời họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 gửi cho cổ đông.
Đầu tháng 8/2024 vừa qua, CTCP Tập đoàn Gelex (Gelex, mã GEX) đã gom gần 175 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 10% vốn điều lệ của ngân hàng và trở thành cổ đông lớn nhất của Eximbank. Ngoài Gelex, theo danh sách đến ngày 10/10/2024, Eximbank còn có các cổ đông nắm trên 1% vốn gồm: Vietcombank nắm giữ gần 78,9 triệu cổ phiếu EIB. Mức này tương đương tỷ lệ sở hữu 4,51%.
Ngoài hai cổ đông lớn nhất này, Eximbank còn 3 cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ là: CTCP Chứng khoán VIX, bà Lương Thị Cẩm Tú và bà Lê Thị Mai Loan. Vietcombank là ngân hàng thương mại có giá trị vốn hóa và lợi nhuận lớn nhất Việt Nam, đây cũng là ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất Việt Nam. Trong khi đó, Eximbank sau khi chia tay đối tác ngoại gắn bó nhiều năm SMBC đang bước vào giai đoạn chuyển đổi quyết liệt với sự xuất hiện của nhiều cổ đông mới.
Trước đó, thông tin từ ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Eximbank diễn ra cuối tháng 4/2024 cũng cho biết, Ngân hàng đang triển khai đầu tư xây dựng trụ sở mới tại khu đất số 7, Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, TP.HCM. Dự án đang được xin ý kiến lãnh đạo thành phố về công tác điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm nay, Ngân hàng đã có kế hoạch chuyển trụ sở từ Tầng 8, tòa nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM sang tòa nhà Văn phòng (Fideco Center) tại số 28 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, quận 1, TP HCM. Tuy nhiên, tờ trình này không được đại hội đồng cổ đông thông qua.
Eximbank cũng vừa công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận trước thuế trong quý III/2024 đạt gần 904 tỷ đồng, tăng tương ứng 194,4%, gấp ba lần so với cùng kỳ 2023. Trong quý III/2024, động lực tăng trưởng của ngân hàng đến từ các mảng kinh doanh chính như tín dụng, kinh doanh ngoại hối... Cụ thể, thu nhập lãi thuần đóng góp đáng kể vào lợi nhuận ngân hàng với hơn 1.535 tỷ đồng, tăng 76,8% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối mang về gần 282 tỷ đồng, tăng 265,3% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác tăng 181,5% mang về cho ngân hàng 89,2 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, lãi từ dịch vụ giảm 11% (tương đương hơn 115 tỷ đồng), còn 103 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ hơn 40 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 142 tỷ đồng. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) của ngân hàng đạt 1.970 tỷ đồng, tăng 59,5% so với cùng kỳ. Sau khi trừ đi chi phí hoạt động (tăng 14%), lãi thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 1.105 tỷ đồng, tăng 131,8%. Eximbank dùng 202 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng (tăng 19% so cùng kỳ), nhưng Ngân hàng này vẫn lãi trước thuế gần 904 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Eximbank lãi trước thuế gần 2.378 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, so với kế hoạch lãi trước thuế 5.180 tỷ đồng cho cả năm 2024, Eximbank mới thực hiện được 46% mục tiêu dù đã qua 9 tháng. Tính đến cuối tháng 9/2024, tổng tài sản của ngân hàng ở mức 223.684 tỷ đồng, tăng 11%, trong đó cho vay khách hàng tăng trưởng 13,6%, lên 159.483 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng từ 156.329 tỷ đồng hồi đầu năm lên 167.270 tỷ đồng, tăng tương ứng 7%. Về chất lượng tài sản, số dư nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) của Eximbank vào cuối quý III ở mức 4.318 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cuối năm trước, đưa tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,65% lên 2,71%. Trong đó, số dư nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng 51% so với cùng kỳ năm trước từ 1.868 tỷ lên 2.825 tỷ đồng.
-
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng -
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Thực hành ESG là vấn đề nóng và cấp bách -
Hơn 22% dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội -
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024 -
Các ngân hàng đóng vai trò mắt xích quan trọng trong thực thi ESG
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"