
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán
Trong thông cáo vừa phát đi, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước Việt Nam (SCIC) khẳng định không đầu tư vào Công ty cổ phần Kinh doanh F88 (F88).
Trước đó, vào đầu tháng 3/2022, F88 thông báo nhận khoản đầu tư từ Quỹ Đầu tư Việt Nam-Oman (VOI) và Quỹ Mekong Enterprise Fund IV. Số vốn huy động được công bố là 50 triệu USD. Tuy nhiên, theo SCIC, VOI không trực tiếp thực hiện đầu tư vào F88. Vai trò của VOI là tư vấn đầu tư và quản lý tài sản theo hợp đồng dịch vụ giữa VOI và Ủy ban Đầu tư Vương quốc Oman (Oman Investment Authority).
“Về nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư vào F88 được thực hiện bởi Ủy ban Đầu tư Vương quốc Ô-man (Oman Investment Authority). SCIC không đầu tư vào F88”, thông cáo của tổ chức này nhấn mạnh.
Công ty cổ phần Đầu tư Việt Nam Oman là liên doanh giữa Ủy ban Đầu tư Vương quốc Oman (OIA) và SCIC. Tổ chức này đang đầu tư vào khá nhiều lĩnh vực tại Việt Nam như y tế, giáo dục, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, đường cao tốc và nước sạch các nhà máy ở Hà Nội, TP.HCM và tỉnh Hậu Giang. Số tiền giải ngân trong hơn một thập kỷ là hơn 250 triệu USD, trở thành dòng vốn đầu tư điển hình từ Trung Đông vào Việt Nam. Trong trường hợp Ủy ban Đầu tư Vương quốc Oman qua VOI đầu tư vào F88, đây là lần đầu tiên nguồn vốn này rót vào lĩnh vực tài chính.
Sáng 6/3/2023, một số chi nhánh của F88 tại Chi nhánh TP.HCM bị công an TP.HCM khám xét. Thông tin về vụ việc trên, F88 cho biết cơ quan chức năng đang làm việc để thu thập thông tin phục vụ cho công tác điều tra liên quan đến một nhân sự của F88. Sau khi nhận thông tin trên, Ban lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo các phòng, ban có liên quan phối hợp với cơ quan chức năng cung cấp thông tin để điều tra làm rõ sự việc.
Phía Công ty khẳng định các hoạt động được dựa trên quy trình, quy định chặt chẽ của công ty, dựa trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật. F88 cam kết có biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm khắc với các trường hợp nhân viên thực hiện không đúng quy trình của công ty, không tuân thủ các quy định của pháp luật.
Sau khi có thông tin về vụ việc, Thế Giới Di Động đã có động thái tạm ngưng hợp tác với F88 để yêu cầu đối tác giải thích, làm rõ vấn đề liên quan. Công ty này cũng cho biết việc hợp tác với F88, Thế Giới Di Động đứng vai trò trung gian kết nối giữa F88 và người có nhu cầu vay. Các thủ tục vay, xét duyệt, lãi suất, thời hạn trả nợ đều do phía F88 thực hiện.

-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower