
-
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
-
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công
-
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử”
-
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép -
Công bố các sản phẩm, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu trên Cổng 57
Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, YouTube, Facebook cùng một số mạng xã hội khác đang cho người dùng đăng tải tràn lan nội dung vi phạm pháp luật và bật kiếm tiền/cho phép cài đặt quảng cáo trên các kênh, trang, tài khoản đó, chưa coi trọng việc đảm bảo an toàn cho thương hiệu quảng cáo...
Điển hình khi diễn ra World Cup 2022, Facebook xuất hiện rất nhiều quảng cáo liên quan đến cá độ bóng đá, nhưng gần như nền tảng này không có động thái nhằm ngăn chặn, xử lý.
![]() |
Một trang cộng đồng quảng cáo cá độ bóng đá công khai trên Facebook với gần 28.000 thành viên. |
"Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã làm việc nhiều lần với các nền tảng, tuy có sự chuyển biến nhưng còn rất chậm trong khắc phục xử lý, nhất là Facebook. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kiến nghị các nền tảng mạng xã hội siết chặt hơn nữa bộ lọc, đồng thời xử lý nhanh chóng những nội dung vi phạm so với pháp luật Việt Nam", ông Lê Quang Tự Do nhấn mạnh.
Đối với các đại lý quảng cáo thì chủ quan, chạy theo lợi nhuận, có xu hướng quảng cáo tràn lan trên các trang thông tin điện tử (website, kênh, tài khoản cá nhân) vi phạm, kém chất lượng. Các đại lý đã không sử dụng hoặc không cập nhật thường xuyên danh sách loại trừ hiển thị quảng cáo vi phạm...
Tại Hội thảo, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cũng đã đưa ra hàng loạt giải pháp chấn chỉnh, ngăn chặn và loại bỏ quảng cáo xấu độc. Một trong số đó là công bố công khai các nhãn hàng, đại lý quảng cáo, nền tảng phát hành quảng cáo, trang Thông tin điện tử vi phạm (website, tài khoản mạng xã hội, kênh nội dung, cộng đồng) vi phạm và khuyến cáo không hợp tác với các đối tượng đó. Black list này sẽ thường xuyên được cập nhật để đưa vào danh sách chặn. Cùng với đó, Cục sẽ xây dựng white list (danh sách trắng) để các đại lý, nhãn hàng ưu tiên quảng cáo.
Trong 3 tháng gần đây Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã xử phạt 15 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền 210 triệu đồng; kiểm tra 6 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, công bố 73 trang thông tin điện tử vi phạm pháp luật của Việt Nam.

-
Thu hút nhân tài thực thi Nghị quyết số 57-NQ/TW -
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp -
Kế hoạch triển khai Phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" -
Thúc đẩy kinh tế báo chí: Điểm mới trong dự thảo Luật Báo chí sửa đổi -
Doanh nghiệp công nghệ kỳ vọng cao vào Nghị quyết 68-NQ/TW -
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử”
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây