-
Bạc Liêu: Tăng tốc về đích hoàn thành kế hoạch năm 2024 -
Đề xuất lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Doanh nghiệp TP.HCM và miền Trung xúc tiến hợp tác đầu tư, thương mại -
Việt Nam vẫn là điểm thu hút lớn với dòng vốn FDI -
Thực hiện giải phóng mặt bằng giai đoạn tiếp theo dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Quảng Nam kiến nghị Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra
Ông Matsumoto Nobuyuki, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM chia sẻ, dòng vốn từ Nhật Bản vào Việt Nam đang hướng tới nhu cầu trong nước.
Ông Matsumoto Nobuyuki, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM |
Thưa ông, dòng vốn Nhật Bản vào Việt Nam thời gian qua có sự thay đổi thế nào so với những năm trước?
Gần đây, chúng tôi nhận thấy, dòng vốn từ Nhật Bản vào Việt Nam tập trung vào nhu cầu trong nước nhiều hơn là sản xuất, thông qua hình thức mua bán và sáp nhập (M&A) các công ty trong nước và thành lập liên doanh. Trong lĩnh vực sản xuất, thực phẩm và đồ uống nổi lên như những ngành được quan tâm hàng đầu. Đầu tư liên quan đến hạ tầng tiếp tục chiếm ưu thế và vẫn là trọng tâm chính của nhu cầu trong nước trong tương lai.
Kinh tế toàn cầu tiếp tục bất ổn, tình hình chính trị trong nước gần đây có thay đổi. Tuy nhiên, sự quan tâm đến Việt Nam vẫn cao và chúng tôi tiếp tục nhận được nhiều câu hỏi về môi trường đầu tư trong năm nay. Vì vậy, chúng tôi tin các kết quả cụ thể hơn sẽ có ngay khi triển vọng trở nên rõ ràng hơn.
Các doanh nghiệp Nhật Bản đến JETRO tìm hiểu về tình hình đầu tư vào Việt Nam có khác biệt so với trước không?
Chúng tôi nhận thấy, xu hướng đầu tư phục vụ thị trường nội địa nổi lên rõ ràng trong năm nay và các công ty trước đây chỉ bán hàng qua kênh đại lý đang bắt đầu xem xét mở rộng các hoạt động đầu tư trực tiếp sang Việt Nam. Đặc biệt, các yêu cầu trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống có lợi cho sức khỏe, chăm sóc trẻ em và mỹ phẩm được tìm kiếm hợp tác đầu tư do mức độ tin cậy cao về độ an toàn và chất lượng của các sản phẩm Nhật Bản.
Những năm gần đây, làn sóng đầu tư mới thông qua M&A hình thành, dẫn đầu bởi các nhà tài trợ Nhật Bản với những thương vụ nổi bật?
Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư nước ngoài triển khai đầu tư đáng kể qua hình thức M&A. Một số thương vụ nổi bật như Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui chi 1,45 tỷ USD mua 15% cổ phần VPBank, Sojitz mua lại toàn bộ công ty phân phối thực phẩm lớn nhất Việt Nam là Công ty cổ phần Đại Tân Việt, đầu tư vào Vinamilk và chuỗi cửa hàng Ministop của Aeon Mall. Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động sản, nhiều tập đoàn của Nhật Bản đã tham gia thị trường Việt Nam như Samty, Mitsubishi…
Dân số hơn 100 triệu người, GDP bình quân đầu người hơn 4.000 USD chính là lý do Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư Nhật Bản. Chúng tôi nhận thấy, đầu tư cho nhu cầu trong nước, bao gồm cả M&A, có thể sẽ là trọng tâm trong tương lai.
Theo ông, Việt Nam cần làm gì để thúc đẩy thu hút nhiều hơn nữa đầu tư của Nhật Bản?
Để Việt Nam thu hút đầu tư hơn nữa từ Nhật Bản, cách hiệu quả nhất là cải thiện môi trường kinh doanh trong nước. Đặc biệt, Việt Nam cần đơn giản hóa và tinh giản thủ tục hành chính - vấn đề được nói tới nhiều trong thời gian qua. Chúng tôi hy vọng, thỏa thuận giữa Nhật Bản và Việt Nam đạt được vào tháng 12 năm ngoái về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện sẽ giúp giải quyết những vấn đề tồn tại lâu dài này.
JETRO có chiến lược gì để mở rộng hệ sinh thái khởi nghiệp của mình tại Việt Nam?
Tôi nhận thấy, nguồn tài trợ cho các công ty khởi nghiệp ngày càng tăng và tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định của Việt Nam đã hấp dẫn các quỹ quốc tế, các nhà đầu tư Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án phục vụ xã hội tại Việt Nam.
Các công ty Nhật Bản có kinh nghiệm đã kết nối kinh doanh với các công ty khởi nghiệp địa phương và sự hợp tác, đối tác cụ thể đã được thành lập. Thời gian tới, các hợp tác này sẽ được hiện thực hóa và chúng tôi hy vọng, sẽ có ngày càng nhiều dịch vụ cho xã hội được các công ty khởi nghiệp cung cấp tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản.
-
Thực hiện giải phóng mặt bằng giai đoạn tiếp theo dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Quảng Nam kiến nghị Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra -
Thái Bình: Trao 3 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và động thổ 2 dự án lớn -
Trình lại dự án nâng đời cao tốc Cam Lộ - La Sơn trị giá 6.488 tỷ đồng -
Vinaconex 25 đề xuất nghiên cứu đầu tư Cụm công nghiệp Tây Điện Bàn -
Tiến độ Dự án hoàn thiện đường ven biển của Quảng Nam ra sao? -
Đầu tư 34,7 tỷ đồng rà soát, đánh giá Dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành
-
1 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
2 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
3 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
4 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số