
-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư
-
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng
-
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu
-
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
-
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển -
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
![]() |
Trụ xi măng đất (CDM) công nghệ RAS là một trong những công nghệ xây dựng mà FECON áp dụng để giải quyết bài toán về chi phí và thời gian thi công của các dự án mà FECON đảm nhận |
Các dự án trúng thầu đợt này đa phần thuộc lĩnh vực thế mạnh của FECON là thi công nền móng và công trình ngầm. Tiêu biểu nhất phải kể đến gói thầu thi công hạng mục “Cửa nhận nước làm mát và nhà bơm” thuộc Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 trị giá 192 tỷ đồng. Đây là hạng mục ngầm sâu được đánh giá khó thi công, có tính chất phức tạp nhất của dự án này, yêu cầu nhà thầu có năng lực cao để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của dự án
Bên cạnh đó, FECON trúng thêm các gói thầu có giá trị lớn khác như gói thầu thi công Kè bê tông thuộc Dự án Cầu Hôn trị giá gần hơn 59,7 tỷ đồng tại Phú Quốc; gói thầu thi công Cọc xi măng đất D1200 thuộc Dự án Royal Group Headquarters (tại Campuchia) trị giá hơn 22,2 tỷ đồng hay Gói sản xuất và ép cọc tại Dự án Clubhouse Vũng Bàu (Phú Quốc) trị giá 12,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, FECON cũng ghi nhận nhiều gói thầu phụ khác tại nhiều dự án tiêu biểu trên cả nước như Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2, Dự án Vinhomes Gardenia (Hà Nội)…
Như vậy, lũy kế từ đầu năm, FECON đã trúng các gói thầu với tổng trị giá gần 800 tỷ đồng. Tuy vậy, công ty cho biết sẽ tiếp tục duy trì quan điểm chọn lọc dự án để tham gia đấu thầu và triển khai thi công, đảm bảo nguồn lực tốt nhất cho các dự án, không trúng thầu bằng mọi giá bất chấp rủi ro thanh toán. Đây được cho là giải pháp an toàn trong bối cảnh lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn ở mức cao và trên thị trường dòng tiền vẫn tiếp tục khó khăn.
Trong năm 2023, mặc dùng thị trường xây dựng còn trầm lắng, nhưng FECON không quên đẩy mạnh đầu tư và áp dụng công nghệ mới vào các công trình trình xây dựng có yêu cầu cao về chất lượng và tiến độ. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng Giám đốc FECON khẳng định, khoa học công nghệ là một trong 3 yếu tố mà các doanh nghiệp xây dựng cần ưu tiên triển khai để “hóa giải” các khó khăn trong bối cảnh hiện tại đồng thời đảm bảo phát triển bền vững doanh nghiệp.
Từ đầu năm 2023, FECON đã tiên phong áp dụng trụ xi măng đất công nghệ RAS Column vào các dự án lớn trong đó có Dự án xây dựng Bến 5,6 Khu bến cảng Lạch Huyện thuộc Cảng biển Hải Phòng. Đây là công nghệ thi công đáp ứng yêu cầu cao về xử lý nền các diện tích rộng với tải trọng tập trung cao, đặc biệt thích nghi với các dự án ven biển, ven sông tiềm ẩn nguy cơ sạt lở do xói mòn. Việc áp dụng công nghệ RAS Column cũng góp phần nâng cao năng suất giảm giá thành thi công, đặc biệt giúp rút ngắn tiến độ so với nhiều công nghệ truyền thống.

-
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan -
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng -
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục -
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới -
ĐHĐCĐ SASCO: Chia cổ tức cao kỷ lục, định hướng chiến lược hướng sân bay Long Thành
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới