-
Fed họp lãi suất: Giảm 25 hay 50 điểm cơ bản vẫn bí ẩn, khó đoán -
Sức bền của thị trường M&A: Nguồn tiền mặt dồi dào sẽ là động lực -
Start-up trí tuệ nhân tạo do Nvidia hậu thuẫn trở thành "kỳ lân" sau hơn 1 năm -
Phố Wall tuần này: Quy mô, tốc độ biến động lãi suất của Fed sẽ dẫn lối -
Trung Quốc thông qua kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu -
Vương quốc Anh dẫn dắt xu hướng phục hồi thị trường văn phòng châu Âu
Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ tại Washington, DC. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN |
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 20/9, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức hiện tại, song ủng hộ một đợt tăng lãi suất vào cuối năm 2023 và tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt cho đến năm 2024.
Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách trong khoảng 5,25 - 5,50%, trong khi các dự báo cập nhật cho thấy 12/19 nhà hoạch định chính sách của cơ quan này ủng hộ một đợt tăng lãi suất nữa vào năm 2023 để đảm bảo lạm phát tiếp tục giảm tốc. Ngân hàng trung ương Mỹ cũng dự báo chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng ít hơn trong năm 2024, nhờ vào sự mạnh mẽ của nền kinh tế và thị trường lao động.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed kỳ vọng lãi suất chính sách sẽ giảm xuống mức 5,1% vào cuối năm 2024, tăng so với mức dự báo mới nhất được cơ quan này đưa ra vào tháng 6/2023 là 4,6%. Fed cũng dự báo lãi suất sau đó sẽ giảm xuống còn 3,9% vào cuối năm 2025 và 2,9% vào cuối năm 2026.
Ngân hàng trung ương Mỹ cũng tiếp tục dự báo lạm phát sẽ giảm xuống dưới 3% trong năm 2024 và quay trở lại mức 2% vào năm 2026. Tuy nhiên, cơ quan này dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ chậm lại vào năm 2024, xuống còn 1,5%, sau khi điều chỉnh tốc độ tăng trưởng của năm 2023 lên mức 2,1%.
Dự báo lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn một phần phản ánh quan điểm lạc quan hơn của Fed về tỷ lệ thất nghiệp. Các nhà hoạch định chính sách của Fed hiện dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ ở mức 4,1% vào năm 2024, thấp hơn so với mức 4,5% được dự báo hồi tháng 6/2023.
Các dữ liệu được công bố kể từ cuộc họp cuối cùng của Fed vào cuối tháng 7/2023 nhìn chung cho thấy thị trường lao động và chi tiêu tiêu dùng của Mỹ vẫn ổn định bất chấp lãi suất tăng, trong khi lạm phát cơ bản tiếp tục giảm tốc. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trở ngại mà các nhà hoạch định chính sách cần phải xem xét. Giá dầu đã tăng khoảng 30% kể từ tháng 6/2023, trong khi việc nối lại thanh toán các khoản vay sinh viên vào tháng 10 tới sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng. Nguy cơ chính phủ bị đóng cửa vào cuối tháng 9/2023 cũng ảnh hưởng đến triển vọng việc làm và giá cả trước cuộc họp tiếp theo của Fed từ ngày 31/10-1/11.
-
Chờ Fed hạ lãi suất: Chứng khoán Mỹ ngắm mốc kỷ lục, thị trường châu Á im ắng -
Quyết định lãi suất của Fed và tác động đến kinh tế toàn cầu -
Kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng tới 8% trong những năm tới -
Phố Wall tuần này: Quy mô, tốc độ biến động lãi suất của Fed sẽ dẫn lối -
Trung Quốc thông qua kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu -
Vương quốc Anh dẫn dắt xu hướng phục hồi thị trường văn phòng châu Âu -
Đô la Mỹ suy yếu, vàng đu đỉnh khi Fed được kỳ vọng mạnh tay hạ lãi suất
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra