
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
OECD cho rằng những khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc là "rủi ro chính" đối với tăng trưởng thế giới. Ảnh: AFP |
Theo dự báo mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm xuống còn 2,7% trong năm 2024 sau khi tăng trưởng "dưới trung bình" là 3% trong năm 2023. Đây sẽ là mức tăng trưởng hàng năm thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngoại trừ năm 2020 - khi thế giới bị đại dịch Covid-19 tấn công.
Tổ chức này lưu ý rằng, rủi ro đối với dự đoán của họ có xu hướng giảm do các đợt tăng lãi suất trước đây có thể tác động mạnh hơn dự kiến và lạm phát có thể dai dẳng, đòi hỏi phải thắt chặt tiền tệ hơn nữa. OECD cho rằng những khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc là "rủi ro chính" đối với tăng trưởng thế giới.
"Sau sự khởi đầu năm 2023 mạnh mẽ hơn kỳ vọng nhờ giá năng lượng giảm và việc Trung Quốc mở cửa trở lại, tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức vừa phải", OECD cho biết. Tổ chức này đánh giá: "Tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt ngày càng trở nên rõ ràng, niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm sút và sự phục hồi ở Trung Quốc cũng mờ dần".
Triển vọng tăng trưởng ảm đạm sẽ thử thách các ngân hàng trung ương khi các nỗ lực chống lạm phát của họ cho đến nay vẫn tiếp tục tác động đến nền kinh tế, còn các nhà hoạch định chính sách đang lo ngại hoạt động kinh tế bị bóp nghẹt.
Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã thực hiện đợt tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp, mặc dù nhận thấy lãi suất có thể đã đạt đỉnh, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ "đình chiến" lạm phát vào ngày 20/9 bằng việc giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay.
Tuy nhiên, OECD cảnh báo: "Chính sách tiền tệ cần phải hạn chế cho đến khi có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy áp lực lạm phát cơ bản đã giảm bớt một cách lâu dài".
Đi sâu vào triển vọng khu vực và quốc gia, OECD cắt giảm dự báo tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong năm nay và năm tới, đồng thời dự đoán mức giảm 0,2% đối với kinh tế Đức vào năm 2023 - khiến quốc gia này trở thành thành viên G20 duy nhất (ngoại trừ Argentina) rơi vào suy thoái.
Đối với Mỹ, kinh tế nước này dù đã tăng tốc mạnh hơn dự báo vào tháng 6, nhưng tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ chậm lại còn 1,3% vào năm 2024, từ mức 2,2% trong năm 2023.
Việc hạ mức tăng trưởng đặc biệt rõ rệt đối với kinh tế Trung Quốc, khi nền kinh tế này được dự đoán sẽ tăng trưởng dưới 5% trong năm 2024 do nhu cầu trong nước giảm và khủng hoảng bất động sản vẫn đè nặng. OECD cho rằng phạm vi hỗ trợ chính sách hiệu quả ở Trung Quốc có thể bị hạn chế hơn so với trước đây.
Tổ chức này khuyến cáo các chính phủ không nên can thiệp bằng chi tiêu bổ sung để thúc đẩy tăng trưởng. Thay vào đó, cần giảm bớt hỗ trợ để tạo dư địa cho những thách thức đầu tư trong tương lai và tránh gây ra lạm phát - vấn đề mà các ngân hàng trung ương vẫn đang ra sức kiềm chế.

-
Cuba đầu tư hơn 90 dự án điện mặt trời, nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
-
EU tìm sự đồng thuận trong hành động đáp trả thuế quan của Mỹ
-
Sau cú mất mát 5.000 tỷ USD, Phố Wall tuần tới tiếp tục rung lắc mạnh
-
Ông Donald Trump trấn an khi chứng khoán Mỹ "bốc hơi" 5.000 tỷ USD do lo ngại chính sách thuế quan
-
Chủ tịch Fed Jerome Powell: Áp đặt thuế quan làm tăng thất nghiệp, lạm phát cao tại Mỹ -
Mỹ bắt đầu áp thuế cơ sở 10% đối với tất cả đối tác thương mại -
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ về "cuộc điện đàm rất hiệu quả" với Tổng Bí thư Tô Lâm -
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4 -
Giới phân tích chỉ ra 2 ưu tiên của Trung Quốc khi ứng phó với thuế quan Mỹ -
WTO cảnh báo tác động từ các biện pháp thuế mới của Mỹ với thương mại toàn cầu -
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng