-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Các đợt phong tỏa chống dịch Covid-19 ở Trung Quốc cùng với chiến sự ở Ukraine là những yếu tố tác động xấu đến tăng trưởng toàn cầu năm 2022. Ảnh: AFP |
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới cập nhật, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm còn khoảng 2,9% trong năm 2022, từ mức tăng trưởng 5,7% của năm 2021. Như vậy, dự báo tăng trưởng mới cập nhật thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với mức dự báo tăng trưởng 4,1% mà cơ quan này đưa ra hồi tháng 1/2022.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết, tăng trưởng toàn cầu trong giai đoạn 2023 - 2024 ước tính cũng dao động quanh mức tăng trưởng của năm 2022, còn lạm phát toàn cầu vẫn cao hơn mục tiêu mà hầu hết các nền kinh tế đề ra. Bên cạnh đó, báo báo của Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra rủi ro đình lạm. Đình lạm trong kinh tế học được xác định là hiện tượng nền kinh tế bị đình đốn, tăng trưởng chậm lại nhưng tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp vẫn ở mức cao.
Chiến sự Nga - Ukraine và hệ lụy là giá cả hàng hóa tăng cao đã gây thêm thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu, sau những tổn thất do đại dịch Covid-19. Ngân hàng Thế giới nhận định nền kinh tế toàn cầu đang bước vào "một thời kỳ tăng trưởng thấp kéo dài và lạm phát gia tăng".
"Chiến sự ở Ukraine, các đợt phong tỏa chống dịch ở Trung Quốc, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và nguy cơ đình lạm đang tác động đến tăng trưởng. Đối với nhiều quốc gia, suy thoái sẽ là điều khó tránh", Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển sẽ giảm mạnh còn 2,6% trong năm 2022 từ mức 5,1% của năm 2021, trước khi giảm về mức 2,2% vào năm 2023.
Tương tự, tăng trưởng ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển được dự báo sẽ giảm xuống 3,4% trong năm 2022, từ mức 6,6% vào năm 2021, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 4,8% trong giai đoạn 2011 - 2019.
Kịch bản tăng trưởng trên dựa vào dự báo lạm phát tiếp tục leo thang ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất để kiềm chế giá cả tăng vọt.
Tình trạng đình lạm như hiện nay cũng tương tự những năm 1970, một thời kỳ đình lạm nghiêm trọng đòi hỏi phải mạnh tay tăng lãi suất ở các nền kinh tế phát triển và gây ra một chuỗi khủng hoảng tài chính ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra sự so sánh "có hệ thống đầu tiên" giữa tình hình hiện nay và những năm 1970. Ngân hàng Thế giới cho rằng có sự tương đồng rõ rệt giữa tình hình lúc đó và bây giờ. Những yếu tố đó bao gồm sự xáo trộn từ phía cung, triển vọng tăng trưởng suy giảm và những tổn thương mà các nền kinh tế mới nổi phải đối mặt liên quan đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.
Để giảm thiểu rủi ro lịch sử lặp lại, Ngân hàng Thế giới kêu gọi các nhà hoạch định chính sách phối hợp viện trợ cho Ukraine, kiềm chế giá dầu và lương thực tăng vọt, đồng thời thiết lập biện pháp xóa nợ cho các nền kinh tế đang phát triển.
-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ -
Alibaba muốn huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu, ByteDance tìm cách mua lại cổ phiếu quỹ -
Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững -
Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ông Trump để thúc đẩy quan hệ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025