
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2%
-
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
![]() |
Đường phố trung tâm thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) trong đợt phong tỏa giữa tháng 4/2022. Ảnh: AFP |
Dự báo mới của Goldman Sachs thậm chí còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng năm 2022 "khoảng 5,5%" mà chính phủ Trung Quốc đã công bố vào tháng 3.
"Với những thiệt hại do Covid-19 gây ra cho nền kinh tế trong quý II, chúng tôi hiện dự đoán tăng trưởng của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 4% trong năm nay (thấp hơn so với dự báo tăng 4,5% trước đó)", Hui Shan và các cộng sự tại Goldman Sachs nêu trong một báo cáo công bố ngày 18/5. Dự báo này được dựa trên giả định rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ nhận được sự hỗ trợ đáng kể của chính phủ, ngoài các biện pháp ổn định thị trường bất động sản và kiểm soát sự bùng phát của Covid-19.
Kể từ tháng 3/2022, Trung Quốc đại lục đã hứng chịu đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất trong 2 năm qua. Sau thời gian phong tỏa nghiêm ngặt chống dịch, Thượng Hải - trung tâm tài chính thương mại hàng đầu của Trung Quốc - tuần này mới bắt đầu thảo luận về đưa các hoạt động trở lại bình thường vào giữa tháng 6.
Về số liệu kinh tế Trung Quốc tháng 4, các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết số lượng nhà ở xây mới và doanh số bán nhà đã sụt giảm trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ bằng một nửa mức thị trường kỳ vọng.
Các số liệu khác được công bố đầu tuần này cũng chỉ ra sự sụt giảm bất ngờ về sản lượng công nghiệp của Trung Quốc. Đáng chú ý nữa là doanh số bán lẻ giảm tới 11,1% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu, động lực chính của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, đã tăng 3,9% trong tháng 4, nhưng đây là tốc độ tăng chậm nhất kể từ mức tăng 0,18% vào tháng 6/2020, theo dữ liệu chính thức được Wind Information tổng hợp.
"Dữ liệu kém lạc quan cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc và chính sách zero-Covid, vốn là điểm mấu chốt trong triển vọng tăng trưởng của nước này", các nhà phân tích của Goldman Sachs nhận định. Họ dự đoán Trung Quốc sẽ không bắt đầu mở cửa trở lại trước quý II/2023 và quá trình mở cửa sẽ diễn ra dần dần và có kiểm soát nhiều hơn so với giả định trước đây.
"Đây là lý do tại sao dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2023 của chúng tôi chỉ tăng 1/4 lên 5,3% (so với mức dự báo tăng 5,0% trước đó), mặc dù điều chỉnh giảm nửa điểm phần trăm dự báo tăng trưởng năm 2022", các chuyên gia Goldman Sachs lý giải.
Đầu tuần này, Citi - công ty tài chính quốc tế đưa ra mức dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc cao nhất trước đó - đã hạ triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc từ 5,1% xuống 4,2% trong năm 2022. Vài ngày trước đó, JPMorgan cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc từ 4,6% xuống 4,3%, còn vào cuối tháng 4 vừa qua Morgan Stanley cũng hạ triển vọng tăng trưởng Trung Quốc từ 4,6% xuống 4,2%.

-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada -
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025 -
Thị trường M&A Nhật Bản lập kỷ lục giao dịch 232 tỷ USD -
Tổng thống Trump: Chiến sự Trung Đông đã chấm dứt, Mỹ - Iran sẽ đàm phán tuần tới -
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi không biến thương mại thành vấn đề chính trị hoặc an ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới