
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
![]() |
Trụ sở Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN |
Sau khi tạm dừng tăng lãi suất vào tháng Sáu, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ tăng lãi suất chủ chốt một lần nữa trong cuộc họp hai ngày 25 - 26/7 (giờ địa phương). Đây được coi là đợt thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất trong 22 năm của Fed bất chấp những dấu hiệu lạm phát đã chậm lại trong thời gian gần đây.
Sau 10 lần tăng lãi suất liên tiếp chỉ trong hơn một năm, Fed đã tạm thời “đóng băng” chương trình thắt chặt chính sách tiền tệ trong cuộc họp tháng Sáu. Quyết định này cho phép các nhà hoạch định chính sách có thêm thời gian đánh giá “sức khỏe” của nền kinh tế Mỹ và tác động của cuộc khủng hoảng ngân hàng địa phương gần đây.
Tuy nhiên, trong những tuần sau đó, số liệu tăng trưởng kinh tế tích cực và dữ liệu lạm phát giảm nhẹ đã củng cố khả năng Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào cuộc họp hai ngày (25-26/7). Khi đó lãi suất quỹ liên bang sẽ tăng lên 5,25-5,5% - mức cao nhất kể từ năm 2001.
Ông Michael Gapen, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Bank of America, nhận định rằng nền kinh tế Mỹ đang “hạ nhiệt” từ từ, và hầu hết các thành viên ủy ban hoạch định chính sách của Fed dường như tin rằng nền kinh tế cần tái cân bằng cung cầu hơn nữa để đảm bảo lạm phát tăng chậm lại.
Theo các nhà đầu tư trên sàn giao dịch CME Group, hơn 99% nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp sắp tới. Câu hỏi đặt ra hiện nay là Fed sẽ cần tăng lãi suất thêm bao nhiêu lần nữa trong năm nay để đưa lạm phát trở lại mục tiêu dài hạn là 2%.
Kể từ khi Fed quyết định “đóng băng” lãi suất vào tháng Sáu, tốc độ tăng lạm phát đã giảm xuống dưới 4%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở gần mức thấp kỷ lục. Tăng trưởng kinh tế trong quý đầu tiên cũng khởi sắc do chi tiêu của người tiêu dùng mạnh hơn dự kiến.
Các số liệu kinh tế tích cực đã làm tăng triển vọng của kịch bản nền kinh tế “hạ cánh mềm”, tức là Fed thành công trong việc giảm lạm phát bằng cách tăng lãi suất nhưng vẫn tránh nền kinh tế rơi vào suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Các nhà kinh tế của ngân hàng Deutsche Bank lưu ý, ranh giới giữa suy thoái nhẹ và “hạ cánh mềm” ngày càng mong manh và khả năng xảy ra “hạ cánh mềm” đang tăng lên.
Tại cuộc họp tháng Sáu, các quan chức Fed để ngỏ khả năng sẽ có thêm hai đợt tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm/lần trong năm nay để hạ nhiệt lạm phát. Sau lần tăng lãi suất được kỳ vọng vào tháng Bảy này, một số nhà kinh tế dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất ngay trong cuộc họp tháng Chín, trong khi có ý kiến khác nghĩ rằng lãi suất sẽ được giữ nguyên trong cuộc họp tháng Bảy.

-
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”