
-
Ngân hàng Nhà nước: Đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số (CBDC), không cấp phép cho bất kỳ sàn Forex nào
-
Home Credit trợ lực người tiêu dùng dịp cao điểm tiêu dùng mùa hè
-
VietBank báo lãi quý I/2025 gấp 3,4 lần so với cùng kỳ nhờ thu nhập từ lãi tăng
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng
-
Giá vàng thế giới có phiên giảm thứ ba liên tiếp -
Ông Nguyễn Cảnh Anh tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2025 - 2030
Fitch cũng nâng sức mạnh độc lập (VR) của VietinBank và Vietcombank lên B và đánh giá sức mạnh độc lập của MBBank từ B lên B+.
Một trong các nguyên nhân khiến tổ chức này đưa ra đánh giá tích cực là sự cải thiện về môi trường hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, với việc hoạch định chính sách kinh tế từ các nhà chức trách giúp thúc đẩy sự ổn định về kinh tế vĩ mô và khả năng dự báo.
Điều này đã cho phép các ngân hàng giảm đáng kể rủi ro đối với các khoản cho vay gặp vấn đề về pháp lý, vốn có tỷ trọng lớn trong dư nợ nội và ngoại bảng. Những điểm yếu về cơ cấu lâu dài của hệ thống ngân hàng như bộ đệm vốn mỏng và khả năng sinh lời yếu được kỳ vọng sẽ giải quyết thỏa đáng hơn trong thời gian dài.
![]() |
Fitch nâng xếp hạng của MB, giữ nguyên đối với ACB, VietinBank, Vietcombank và Agribank |
MBBank được kỳ vọng tiếp tục có khả năng sinh lời cao hơn ngân hàng khác
Đối với MBBank, Fitch nâng đánh giá ở cả xếp hạng về nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) và sức mạnh độc lập do nguồn vốn sẵn sàng để sử dụng cao hơn so với các ngân hàng khác và chất lượng tài sản liên tục cải thiện. Điều này thể hiện ở sự đa dạng hơn trong cơ cấu vốn vay và việc tỷ lệ nợ xấu giảm từ mức 6,8% của năm 2015 xuống 2,9% cuối năm 2017. Tỷ lệ vốn cấp 1 theo đánh giá của Fitch tại MBBank là 11,4% vào cuối tháng 6/2017 và là mức cao nhất trong số các ngân hàng Việt theo khảo sát của tổ chức này.
Fitch kỳ vọng MBBank tiếp tục có khả năng sinh lời cao hơn ngân hàng khác, với tỷ suất lợi nhuận ròng và cơ cấu chi phí thấp hơn, qua đó nâng vốn tự có của ngân hàng.
ACB sẽ tiếp tục tăng khả năng sinh lời nhờ giảm gánh nặng chi phí tín dụng
Xếp hạng của Fitch về ACB phản ánh chất lượng tài sản cải thiện và danh mục sinh lời. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã cải thiện đáng kể sau khi trích lập toàn bộ nợ xấu bán cho VAMC vào năm 2017. Chất lượng khoản vay cũng được đánh giá tốt hơn so với hầu hết ngân hàng khác vì rủi ro tập trung nợ thấp với rủi ro tại thời điểm cuối tháng 6/2017 ở mức nhỏ hơn 1% đối với khoản cho vay các doanh nghiệp nhà nước.
Fitch kỳ vọng ACB sẽ tiếp tục tăng khả năng sinh lời bởi việc trích lập các khoản nợ xấu lớn và nợ xấu bán cho VAMC sẽ làm giảm gánh nặng chi phí tín dụng trong thời gian tới. Tỷ suất lợi nhuận trên rủi ro hoạt động của ngân hàng tăng từ mức trung bình 1,2% (giai đoạn 2012-2016) lên 1,9% trong 6 tháng đầu năm 2017.
Triển vọng ổn định của MBBank và ACB phản ánh kỳ vọng của Fitch về chất lượng tài sản và khả năng sinh lời của hai ngân hàng sẽ được duy trì do sự ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.
Xếp hạng về IDR và khả năng chịu đựng của MBBank và ACB, Fitch đánh giá đây là "các thương hiệu nhỏ nhưng chất lượng khoản vay tốt hơn so với các ngân hàng quốc doanh" với các khoản cho vay không hiệu quả ở mức thấp hơn.
VietinBank và Vietcombank có lợi thế hơn nhờ tín nhiệm người gửi tiền
Lý giải về quyết định nâng Xếp hạng Khả năng chịu đựng đối với Vietcombank và VietinBank, Fitch cho biết chất lượng tài sản của các ngân hàng thời gian qua đã có sự cải thiện. Nợ xấu bao gồm các khoản nợ xấu được báo cáo, nợ xấu bán cho VAMC và các khoản vay đặc biệt đã giảm từ 5,1% và 3,4% vào cuối năm 2015 xuống 2,4% và 2,8% vào cuối tháng 6/2017. Điều này đã được hỗ trợ bởi môi trường hoạt động lành mạnh và tăng trưởng tín dụng bán lẻ mạnh mẽ.
Đánh giá của Fitch cũng xem xét yếu tố thương hiệu trong nước mạnh mẽ của các ngân hàng này.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Vietcombank là 8,8% và Vietinbank 6,9% theo đánh giá vẫn ở mức thấp và đòi hỏi phải huy động vốn để đáp ứng Basel II. Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động trên tài sản có rủi ro giai đoạn 2013-2017 vẫn ở mức thấp, đạt 1,8% đối với Vietcombank và 1,4% với VietinBank.
Tỷ lệ dư nợ tín dụng/vốn huy động (LDR) từ khách hàng phần lớn không thay đổi, ở mức 81% đối với Vietcombank và 106% đối với Vietinbank vào cuối tháng 6/2017 dù tăng trưởng tín dụng mạnh trong vài năm trước đó. Fitch tin rằng hai ngân hàng nhà nước có lợi thế hơn các ngân hàng tư nhân trong thời kỳ căng thẳng, vì được người gửi tiền tín nhiệm hơn.
Agirbank có thể hưởng lợi từ sự hỗ trợ về mặt pháp lý
Đối với Agirbank, Fitch không thực hiện xếp hạng sức mạnh độc lập do Agribank thuộc sở hữu của chính phủ và việc hỗ trợ cho nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hồ sơ độc lập của Agirbank . Ngân hàng có thể tiếp tục hưởng lợi từ sự hỗ trợ về mặt pháp lý.
Xếp hạng IDR dài hạn của Agribank, Vietinbank và Vietcombank phản ánh kỳ vọng về việc các ngân hàng có vốn nhà nước sẽ nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ khi cần thiết và dựa trên tầm quan trọng của ba ngân hàng trong hệ thống và vai trò kiểm soát của chính phủ. Các ngân hàng nằm trong số 4 ngân hàng lớn nhất của Việt Nam tính theo tài sản và là các thương hiệu mạnh trong nước.
Xếp hạng IDR dài hạn đối với ba ngân hàng này thấp hơn so với xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam (BB-/ triển vọng tích cực). Fitch cũng cho biết triển vọng tích cực về IDR của ba ngân hàng phản ánh quan điểm về khả năng nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước trong trường hợp cần thiết.
Có thể tăng đánh giá sức mạnh độc lập của ACB ở lần xếp hạng sau
Việc đánh giá xếp hạng ba ngân hàng cũng rất nhạy cảm với đánh giá xếp hạng đối với triển vọng của Chính phủ. Việc nâng xếp hạng với Việt Nam hay những thay đổi nào được nhận thức trong xu hướng hỗ trợ của các ngân hàng có thể sẽ nâng mức xếp hạng hỗ trợ của các ngân hàng này.
Theo Fitch, việc tăng mức đánh giá sức mạnh độc lập đối với Vietinbank, Vietcombank và MBBank không thể xảy ra trong thời gian tới trừ khi phải có sự cải thiện, bền vững về vốn và lợi nhuận.
Fitch có thể tăng đánh giá sức mạnh độc lập của ACB nếu tình hình kinh tế vĩ mô thuận lợi cùng sự cải thiện bền vững về lợi nhuận của ngân hàng và vốn chủ sở.
MBBank
IDR dài hạn: Từ B lên B+; Triển vọng ổn định
IDR ngắn hạn: B
Đánh giá Sức mạnh độc lập: Từ b lên b+
Vietcombank
IDR dài hạn: B+; Triển vọng Tích cực
IDR ngắn hạn: B
Đánh giá Sức mạnh độc lập: Từ b- lên b
VietinBank
IDR dài hạn: B+; Triển vọng Tích cực
IDR ngắn hạn: B
Đánh giá Sức mạnh độc lập: Từ b- lên b
Agribank
IDR dài hạn: B +; Triển vọng Tích cực
IDR ngắn hạn: B
ACB
IDR dài hạn: B; Triển vọng ổn định
IDR ngắn hạn: B
Đánh giá Sức mạnh độc lập: b

-
Kiểm soát sở hữu chéo vẫn khó do "đứng tên hộ", nhiều DNNN chưa chịu thoái vốn khỏi ngân hàng
-
Ngân hàng Nhà nước: Đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số (CBDC), không cấp phép cho bất kỳ sàn Forex nào
-
Chênh lệch giá vàng cao kỷ lục: Ngân hàng Nhà nước chỉ rõ 3 nguyên nhân
-
Dịch vụ liên quan đến tài sản mã hóa sẽ là ngành kinh doanh có điều kiện
-
Home Credit trợ lực người tiêu dùng dịp cao điểm tiêu dùng mùa hè -
Ngân hàng đua công nghệ, giảm nhân sự để giảm chi phí -
VietBank báo lãi quý I/2025 gấp 3,4 lần so với cùng kỳ nhờ thu nhập từ lãi tăng -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng -
Giá vàng thế giới có phiên giảm thứ ba liên tiếp -
Ông Nguyễn Cảnh Anh tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2025 - 2030 -
Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025