-
“Ông lớn” bán dẫn Đức hợp tác phát triển ngành vi mạch, bán dẫn ở Việt Nam -
Cảnh giác lừa đảo tải, cài ứng dụng VNeID giả mạo -
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn
Fortinet® (tên giao dịch trên sàn NASDAQ: FTNT), công ty hàng đầu thế giới về kiến tạo và thúc đẩy sự hội tụ của mạng và bảo mật, vừa công bố Báo cáo toàn cảnh các mối đe dọa an ninh mạng toàn cầu 6 tháng cuối năm 2023. Báo cáo do FortiGuard Labs thực hiện.
Báo cáo cho biết, trong 6 tháng cuối năm 2023, các cuộc tấn công bắt đầu chỉ khoảng 4,76 ngày sau khi các hoạt động khai thác mới được tiết lộ công khai. Điều đó có nghĩa, những kẻ tấn công mạng đã tăng tốc độ tận dụng các lỗ hổng mới được công bố nhanh hơn tới 43% so với nửa đầu năm 2023.
Tốc độ chóng mặt này buộc các nhà cung cấp phải tự phát hiện các lỗ hổng và phát triển bản vá trước khi việc khai thác có thể xảy ra. Đồng thời, các nhà cung cấp cũng phải chủ động và minh bạch trong việc công bố các lỗ hổng cho các tổ chức, doanh nghiệp khách hàng nhằm đảm bảo họ có thông tin cần thiết để có thể bảo vệ tài sản một cách hiệu quả trước khi các kẻ tấn công mạng có thể khai thác các lỗ hổng N-day.
Các tội phạm mạng đang khai thác các lổ hổng mới nhanh hơn rất nhiều, đòi hỏi nhu cầu cấp thiết có chiến lược phòng thủ mạnh hơn. |
Một kết quả quan trọng khác của báo cáo, đó là có tới 44% tổng số mẫu mã độc ransomware và wiper nhắm vào các ngành công nghiệp. Cụ thể, Fortinet cho biết, trên toàn bộ các cảm biến của Fortinet, số lần phát hiện mã độc ransomware đã giảm 70% so với nửa đầu năm 2023.
Tuy nhiên, sự chậm lại này chủ yếu do các kẻ tấn công đã chuyển từ chiến lược truyền thống “phát tán và cầu nguyện” sang thực hiện cách tiếp cận có mục tiêu cụ thể hơn, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng, y tế, sản xuất, vận tải và logistics, và ô tô.
Bình luận về Báo cáo, ông Rashish Pandey, Phó chủ tịch bộ phận Tiếp thị và Truyền thông, khu vực châu Á, Úc và New Zealand, cho rằng, Báo cáo toàn cảnh các mối đe dọa toàn cầu nửa cuối năm 2023 của FortiGuard Labs nhấn mạnh tốc độ mà các tác nhân đe dọa đang khai thác các lỗ hổng mới được công bố. Trong việc này, cả nhà cung cấp và khách hàng đều đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á.
“Các nhà cung cấp phải đảm bảo giám sát chặt chẽ về bảo mật trong suốt vòng đời sản phẩm, đồng thời duy trì tính minh bạch trong việc công bố lỗ hổng bảo mật”, ông Rashish Pandey nói và cho rằng, khi các mối đe dọa an ninh mạng trở nên phức tạp hơn, việc áp dụng phương pháp tiếp cận lấy nền tảng làm trung tâm, được hỗ trợ bởi công nghệ AI, là rất quan trọng.
“Phương pháp này hợp nhất các công cụ bảo mật, tăng cường hiệu quả hoạt động và cho phép thích ứng nhanh với các mối đe dọa mới nổi, giúp các tổ chức xây dựng các biện pháp phòng vệ an ninh mạng kiên cố và phù hợp với tương lai”, ông Rashish Pandey nhấn mạnh.
Trong khi đó, phát biểu tại sự kiện bảo mật thường niên lớn nhất của Fortinet - Accelerate Việt Nam 2024, ông Nguyễn Gia Đức, Giám đốc Fortinet Việt Nam cho biết, bối cảnh an ninh mạng tại Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các mối đe dọa. Tội phạm mạng đang khai thác các lỗ hổng mới nhanh hơn rất nhiều, đòi hỏi nhu cầu cấp thiết về một chiến lược phòng thủ mạnh mẽ hơn.
“Báo cáo toàn cảnh mối đe dọa mới nhất của Fortinet đã chỉ ra vai trò quan trọng của cả nhà cung cấp giải pháp và các tổ chức, doanh nghiệp. Các nhà cung cấp giải pháp phải đảm bảo trách nhiệm phát hiện và công bố thông tin về các lỗ hổng và đảm bảo tính bảo mật trong suốt vòng đời sản phẩm, trong khi các tổ chức, doanh nghiệp cần áp dụng cách tiếp cận lấy nền tảng (platform) làm trung tâm với sự hỗ trợ của AI”, ông Nguyễn Gia Đức nói.
Cũng theo ông Nguyễn Gia Đức, nền tảng hội tụ mạng và bảo mật của Fortinet mang đến sự bảo vệ toàn diện, quản lý lỗ hổng tự động và khả năng tinh giản hoạt động mà các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam cần để đi trước xu hướng.
“Giải pháp tích hợp này không chỉ giúp giảm chi phí và độ phức tạp mà còn giúp các tổ chức, doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với các mối đe dọa mới nổi, xây dựng một hệ thống bảo mật vững chắc và sẵn sàng cho tương lai”, ông Nguyễn Gia Đức nhấn mạnh.
-
iPhone 17 Air sẽ loại bỏ khay sim? -
Cảnh giác lừa đảo tải, cài ứng dụng VNeID giả mạo -
Việt Nam sẽ đạt 100 triệu người dùng Internet vào năm 2029 -
Xiaomi và bước đi chiến lược: Tự phát triển chip xử lý cho smartphone -
MobiFone AIoT Day 2024 mở ra cánh cửa mới, mang công nghệ đến với mọi nhà -
Huawei ra mắt Mate 70 Series và X6: Bộ đôi đột phá không cần Android -
iPhone 17 Air: Mỏng, độc đáo nhưng có đáng để chờ đợi?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12 -
2 Cuối tháng 12/2024 có thể có kết quả tinh gọn bộ máy của Quốc hội -
3 Quyết định đầu tư đại dự án đường sắt tốc độ 350 km/h, sơ bộ vốn 1.713.548 tỷ đồng -
4 Quyết định thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại trên toàn quốc -
5 Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng
- C.P. Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín tại lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024
- Coteccons được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
- Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
- Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024