-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công
“Xác Compal”, “hồn Minh Đức”
Thấy thấp thoáng bóng người trong khu nhà xưởng của Công ty Compal (KCN Bá Thiện), lại nghe tiếng máy móc chạy ù ù, tưởng nhà máy sản xuất máy tính xách tay của Compal, chúng tôi cố áp sát bức tường bao quanh nhà máy để hỏi chuyện. Hóa ra, đó là mấy đầu bếp. Họ đang dọn dẹp bát đũa, sau bữa ăn ca trưa của công nhân.
Đằng sau tấm biển “Compal” ngạo nghễ của khu nhà xưởng tại KCN Bá Thiện (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) là không khí ảm đạm, tan hoang bao trùm. (Ảnh: T.Hà) |
“600 công nhân đang làm việc ở đây, họ vừa ăn xong”, một chị bảo thế.
“Là Công ty Compal, hả chị?”. “Công ty sản xuất máy tính á? Họ phá sản từ lâu rồi”.
Thì ra là công nhân của Công ty Minh Đức, đơn vị chuyên in ấn các loại bao bì, sách hướng dẫn… cho Samsung.
Công ty của Đài Loan này cách đây 2 năm, đã thuê khoảng 1/3 nhà xưởng trong tổng diện tích hơn 70.000 m2 của Compal để lắp đặt dây chuyền in ấn điện tử của mình.
Thảo nào, khi chúng tôi đến cổng phụ của Compal, đã thấy tấm băng rôn treo thông báo tuyển công nhân. Thấy có người, hai anh bảo vệ ló đầu ra, bảo hỏi gì.
Thấy nhắc đến chữ Compal, họ hất hàm: “Muốn thuê hay mua lại nhà xưởng? Thông tin họ đưa cả lên mạng rồi đấy”.
Hai anh này, đều là bảo vệ cho Công ty Minh Đức, cho biết, từ hồi Minh Đức về đây sản xuất, thì Compal đã chẳng còn hoạt động nữa. Máy móc, thiết bị họ cũng mang đi cả rồi, chỉ còn nhà xưởng trống không.
Bởi vậy, chỉ đi quá cổng của khu vực nhà máy của Minh Đức một chút, là một không khí ảm đạm, tan hoang bao trùm. Cỏ mọc um tùm bên bức tường rào. Nhà xưởng không một bóng người, mặc dù tấm biển “Compal” vẫn ngạo nghễ.
Hơn hai năm trước, khoảng tháng 5/2011, nghe nói, người dân quanh khu vực mừng lắm, khi nhà máy sản xuất máy tính xách tay của Compal đi vào hoạt động. Dự án có tổng vốn đầu tư 500 triệu USD này từng được kỳ vọng sẽ mang lại một tương lai đầy hứa hẹn cho người dân quanh vùng, với sản lượng khoảng 50.000 sản phẩm máy tính xách tay một tháng. Khi đi vào hoạt động ổn định, công suất sẽ là 24 triệu sản phẩm/năm.
Được cấp chứng nhận đầu tư từ tháng 10/2007, Compal khi ấy còn đặt mục tiêu, đến năm 2013, sẽ chuyển một nửa công suất sản xuất của mình tới Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động trong thời gian rất ngắn, chỉ với khoảng 200 công nhân, sản xuất cầm chừng, rồi dừng hẳn. Kế hoạch máy tính xách tay sản xuất tại Việt Nam của Compal phá sản.
“Họ đang xây dựng hạ tầng KCN bên cạnh, rồi cũng bỏ đấy, không làm nữa”, mấy anh bảo vệ hay chuyện.
Thực ra, năm 2007, khi vào Việt Nam xây dựng nhà máy, Compal còn được cấp chứng nhận đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Bá Thiện, với tổng vốn đầu tư 75 triệu USD.
Ba năm trước, khi lần đầu tiên tới nơi này, dù đã chậm tiến độ, nhưng chúng tôi vẫn chứng kiến Compal đang triển khai xây dựng đường nội bộ, trạm điện. Nhưng đến giờ, KCN Bá Thiện vẫn hoang tàn, chỉ thấy trâu bò nhẩn nha gặm cỏ. Cả 8 nhà đầu tư từng theo Compal vào đây đều chưa triển khai. Và tài sản trên đất giá trị nhất của cả KCN này, chỉ còn cái “xác nhà” Compal.
Foxconn - công ty “xí đất”
Cái quán nước nhỏ ngay trước cổng khu đất của Công ty Foxconn (KCN Bình Xuyên) ấy thế mà đông khách. Thế nên, anh chủ quán vừa nhanh nhảu ép nước mía cho khách, vừa quầy quậy từ chối không cho biết tên, khi thấy chúng tôi hỏi quá kỹ về cái khu đất hoang trước mặt anh.
“Hồng Hải hay Foxconn gì đâu, dân ở đây chúng tôi gọi là công ty xí đất. Thật đấy!”, như sợ tôi không tin lời, anh phân bua, dân tình ở đây bức xúc lắm. Đất bỏ hoang cả 5 - 6 năm nay rồi, trong khi dân của mấy xã Thống Nhất, Tân Ngọc (huyện Bá Hiến) chả có đất mà canh tác.
“Cứ bảo là công nghiệp hóa, mà dân chờ mãi chẳng thấy đâu. Trước, còn thấy bảo vệ qua lại, nhưng từ Tết tới giờ, đến bảo vệ cũng bỏ. Không được trả lương, thì họ ở đây làm gì?”.
Tháng 2/2008, Foxconn nhận chứng nhận đầu tư để triển khai Dự án Sản xuất điện thoại di động, 200 triệu USD và KCN Bình Xuyên 2 trên diện tích 485 ha.
“Kế hoạch khi đó, Foxconn sẽ hoàn thành xây dựng nhà máy và đi vào hoạt động đầu năm 2009. Tuy nhiên, cho đến nay, công việc xây dựng vẫn chưa được tiến hành và Foxconn cũng đã nhiều lần xin giãn tiến độ xây dựng nhà máy”.
Đó là thông tin mà chúng tôi đã viết trên Báo Đầu tư cách đây 3 năm. Khi ấy, Foxconn đã lại một lần nữa xin giãn tiến độ triển khai tới quý I - II/2011. Tuy nhiên, từ đó tới nay, tình hình không có gì thay đổi, đất vẫn trống không, ngoại trừ cái tường rào được xây dựng thêm. Còn người dân quanh vùng thì ngày càng bức xúc khi đất bị hoang hóa kéo dài.
Cũng còn là may, khi hiện thời, mới có hơn 63,887 ha đất được giao cho Foxconn.
Lối thoát nào cho Compal và Foxconn?
Cuối tháng 5/2013, trước tiến độ triển khai chậm chạp của cả Foxconn và Compal, gây thiệt hại về kinh tế - xã hội, bức xúc trong nhân dân, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có buổi làm việc với Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội và các nhà đầu tư Foxconn, Compal. Sau cuộc họp, “tối hậu thư” đã được đưa ra.
Đó là, nếu Compal vẫn quyết tâm đầu tư xây dựng KCN Bá Thiện, thì phải khẩn trương đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật. Đến hết ngày 31/10/2013, nếu chưa hoàn thành, UBND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ thu hồi đất, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư theo luật định.
Còn Foxconn và công ty con Fuchuan cũng phải khởi công xây dựng hạ tầng KCN Bình Xuyên II trên phần diện tích đất được giao trước ngày 30/6/2013 và hoàn thành xây dựng hạ tầng KCN Bình Xuyên II trước ngày 31/10/2013. Nếu không, Vĩnh Phúc sẽ đơn phương thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt hoạt động của dự án trước thời hạn và thu hồi đất đã giao, mọi thiệt hại do nhà đầu tư chịu.
Tuy nhiên, vào thời điểm chúng tôi có mặt tại Vĩnh Phúc (đầu tháng 8/2013), Foxconn vẫn chưa triển khai dự án, dù theo thông tin từ ông Đoàn Hồng Chiếm, Phó trưởng ban quản lý KCN tỉnh Vĩnh Phúc, nhà đầu tư này vẫn bày tỏ mong muốn được tiếp tục đầu tư dự án này.
Trong khi đó, cũng theo ông Chiếm, Compal đã chính thức có văn bản “trả lại” tỉnh 227 ha đất dự kiến xây dựng KCN Bá Thiện. “Họ chỉ xin giữ lại 100 ha, phần đất mà trên đó Compal đang xây dựng nhà máy”, ông Chiếm nói và cho biết, phần đất Compal trả lại, tỉnh có chủ trương giao cho nhà đầu tư khác phát triển hạ tầng KCN.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, Foxconn sẽ triển khai dự án này như thế nào, khi một dự án khác của họ tại Bắc Giang cũng trong tình trạng tương tự. Còn Compal, sẽ tiếp tục sử dụng 100 ha đất ra sao, khi nhà xưởng chỉ còn là cái xác không hồn?
Được biết, trong “tối hậu thư” của tỉnh Vĩnh Phúc, lãnh đạo tỉnh cũng đã yêu cầu Compal phải có kế hoạch cụ thể bố trí kinh phí và các yếu tố liên quan để tiếp tục đầu tư xây dựng nhà xưởng, công trình phụ trợ gắn với khu nhà xưởng trong phạm vi 100 ha, để tiếp tục sản xuất, lắp ráp máy tính xách tay hoặc kế hoạch, phương án sản xuất - kinh doanh thay thế.
“Tuy nhiên, với phương án sản xuất - kinh doanh thay đổi, thì chính sách ưu đãi đầu tư cũng phải thay đổi cho phù hợp”, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phùng Quang Hùng nhấn mạnh.
Thay lời kết
Khi chúng tôi tới Vĩnh Phúc tìm hiểu hai dự án này, ông Nguyễn Tiến Hạnh, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh cho biết, tỉnh đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý vướng mắc của Compal và Foxconn.
“Chúng tôi cũng đang mong nhận được sự hỗ trợ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư”, ông Hạnh cho biết.
Thực tế, trong buổi làm việc vào cuối tháng 5/2013, cũng đã có cán bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham dự.
Vấn đề đặt ra trong lúc này, là làm sao có sự phối hợp giữa các bên để xử lý những tồn tại đối với hai dự án FDI lớn của Vĩnh Phúc, không thể để đất đai bị hoang hóa kéo dài.
Hơn thế, điều đáng quan tâm, câu chuyện của Compal hay Foxconn không phải là những ví dụ cá biệt. Không ít dự án FDI ở nhiều nơi trong cả nước, bao gồm cả các dự án tỷ USD, cũng đã nhiều năm không triển khai, đất bỏ hoang, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Chưa kể, khi đất hoang còn bỏ đó, nhà đầu tư còn “xí phần”, thì cơ hội cho các nhà đầu tư đích thực lại trở nên hạn hẹp hơn. Bởi thế, đã đến lúc phải “dọn dẹp” các dự án FDI kiểu này, dành cơ hội cho nhà đầu tư khác.
Nguyên Đức
-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Đà Nẵng: 51 doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ -
Quảng Ngãi: Góp ý bổ sung đối với hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị 1.355 ha
-
Ninh Thuận đã thu hút được 472 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 238.000 tỷ đồng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
Bình Định hủy thông báo mời thầu, dừng lựa chọn nhà đầu tư nhà máy xử lý rác 1.500 tỷ -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Quảng Nam "lắc đầu" với dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt tại Núi Mun -
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử