
-
Khát vọng vươn mình từ những Đại hội
-
Chính thức đầu tư bổ sung hơn 37.503 tỷ đồng vốn điều lệ năm 2025 cho VEC
-
Xuất khẩu sắt thép sang Canada giảm
-
Đèo Cả tiếp nối sứ mệnh gánh vác “việc lớn, việc khó” trong xây dựng hạ tầng
-
Cả nước có 33 thương nhân đầu mối, 258 thương nhân phân phối xăng dầu -
THACO INDUSTRIES nhắm đích nhà sản xuất OEM hàng đầu khu vực ASEAN
Tái cơ cấu để duy trì mục tiêu tăng trưởng
Một con số được các cổ đông FPT đặc biệt quan tâm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội, đó là mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 16% (2.850 tỷ đồng), còn tăng trưởng doanh thu là 13% (39.600 tỷ đồng). Nhiều năm nay, FPT đều đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận dương, cho dù trên thực tế năm 2014, lợi nhuận trước thuế của FPT đã giảm 2% so với năm trước.
![]() |
FPT sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại FPT Shop |
Mặc dù vậy, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Bùi Quang Ngọc, Tổng giám đốc FPT tỏ ra tự tin với khả năng hoàn thành mục tiêu này trong năm nay. Theo ông Ngọc, kế hoạch này đã được FPT tính toán rất kỹ, phân kỳ theo từng tháng và từng quý. “Với kết quả kinh doanh quý I/2015, doanh thu dự kiến đạt 9.500 tỷ đồng, tăng 29% so với quý I/2014; lợi nhuận trước thuế đạt 600 tỷ đồng, tăng hơn 10%, cộng thêm một loạt thay đổi liên quan đến quản trị công ty, xu hướng tăng trưởng của các lĩnh vực viễn thông, công nghệ, thì tôi tin rằng, chúng tôi sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng này”, ông Ngọc nói.
Trước đó, khi phân tích việc lợi nhuận năm 2014 chỉ đạt 2.459 tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2013, ông Ngọc đã nhắc đến sự khó khăn của hai lĩnh vực game online và tích hợp hệ thống. Trong khi đó, các khối khác, như viễn thông, công nghệ, bán lẻ… vẫn tăng trưởng tốt, góp phần đẩy tăng trưởng doanh thu của toàn Tập đoàn trong năm 2014 lên 23%, đạt 35.130 tỷ đồng.
“Với việc game online đã dừng hoạt động do thua lỗ, mảng tích hợp hệ thống đang được cải tổ lại, trong khi các ngành khác vẫn tăng trưởng tốt, thì lợi nhuận năm 2015 cũng sẽ tăng trưởng tốt”, ông Ngọc nói.
Một thông tin quan trọng khác cũng đã được ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT công bố tại Đại hội đồng cổ đông, đó là FPT đã thảo luận cùng các cổ đông lớn về chiến lược tăng trưởng trong những năm tới, trong đó có việc giảm tỷ lệ sở hữu tại hai công ty Phân phối FPT và Bán lẻ FPT.
Bán lẻ và phân phối là hai lĩnh vực đang tăng trưởng tốt, dự kiến năm 2015 có thể đạt doanh thu 25.510 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2014; trong khi lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 698 tỷ đồng, tăng 18%. Bán bớt cổ phần tại hai công ty này vào thời điểm đang hoạt động tốt được các nhà lãnh đạo của FPT cho rằng, sẽ “có lợi cho cổ đông”.
Như vậy, dù không hề nhắc tới cụm từ “tái cơ cấu”, song những động thái này của “ông lớn” FPT cho thấy, Tập đoàn đang trong quá trình sắp xếp, tái cơ cấu lại hoạt động kinh doanh của mình. Viễn thông và công nghệ, hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của FPT sẽ tiếp tục được tập trung đẩy mạnh, vì theo ông Ngọc, về lâu dài, đây vẫn là hai lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng mạnh.
Quyết đạt doanh thu 1 tỷ USD từ toàn cầu hóa
Đại hội đồng cổ đông FPT năm 2015 đã thông qua việc bổ nhiệm chính thức hai thành viên HĐQT, đó là ông Tomokazu Hamaguchi, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Dịch vụ công nghệ thông tin Nhật Bản (JISA) và ông Dan E Khoo, là Chủ tịch danh dự của Liên minh Công nghệ thông tin và Dịch vụ Thế giới (WITSA).
Chia sẻ về việc bổ nhiệm này, ông Bình cho biết, FPT đang hướng tới chiến lược toàn cầu hóa, với mục tiêu doanh thu từ thị trường nước ngoài sẽ lớn hơn thị trường trong nước, vì thế, Tập đoàn cần có những chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm. “Họ là những người có tầm nhìn quốc tế, họ sẽ giúp FPT có được tầm nhìn và quy mô toàn cầu”, ông Bình nói và cho biết, FPT đang muốn bán cổ phần cho các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, trong đó có Nhật Bản, vậy thì ông Hamaguchi sẽ là người dẫn dắt.
Năm 2014, tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT đã tăng 37% (khoảng 174 triệu USD), còn lợi nhuận tăng 11%. Ba năm gần đây, tốc độ tăng doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT luôn đạt ở mức trên 33%.
Tuy nhiên, mục tiêu đạt doanh thu 1 tỷ USD từ thị trường nước ngoài vào năm 2020 của FPT là không hề dễ dàng. “Với các công ty có tham vọng lớn thì điều quan trọng đầu tiên là vạch ra mục tiêu trong tương lai và tìm cách làm thế nào để đạt được”, ông Dan E Khoo nói và nhắc tới việc FPT đã xác định được việc tham gia thị trường SMAC, cũng như tham gia vào công đoạn cao hơn ở chuỗi giá trị. Và đó là cơ sở để FPT tăng tốc ở thị trường ngoài nước.
Theo kế hoạch, FPT muốn trở thành công ty số 1 về SMAC, với tốc độ tăng trưởng doanh thu nhờ áp dụng SMAC vào hoạt động kinh doanh đạt 70%/năm, còn tốc độ tăng trưởng doanh thu từ cung cấp các dịch vụ, giải pháp trên nền công nghệ SMAC cho khách hàng trên phạm vi toàn cầu đạt 100%/năm trong giai đoạn 2015 - 2017.
Nguyên Đức
-
THACO INDUSTRIES nhắm đích nhà sản xuất OEM hàng đầu khu vực ASEAN -
Cải cách vượt trội giúp Hải quan Hữu Nghị thu hút 700 doanh nghiệp mới trong nửa năm -
Việt Nam điều tra kính nổi nhập khẩu từ Indonesia và Malaysia -
Văn Phú đồng hành cùng giải Pickleball CAND 2025: Gắn kết thể thao, lan tỏa giá trị vị nhân sinh -
IHG Hotels & Resorts sẽ mở thêm 22 khách sạn nữa tại Việt Nam -
Quy định thuế, hoá đơn thay đổi: Chủ quán ăn uống cần chuẩn bị gì để thích ứng -
Imexpharm đạt 1.227 tỷ đồng doanh thu thuần trong 6 tháng đầu 2025, tăng 22%
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới