
-
Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả
-
TP.HCM nêu nguyên nhân chậm xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai cơ chế, chính sách đặc thù
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đại học Phenikaa trở thành hình mẫu về tự chủ, đổi mới và quản trị thông minh
-
Làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025 -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
![]() |
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc phát biểu tại buổi làm việc. |
Việt Nam chưa khai thác được triệt để cơ hội do các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, chưa tận dụng được những ưu đãi về thuế quan, cải cách thể chế chưa có đột phá... Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nói về nỗi buồn FTA.
Không chỉ có niềm vui
Sáng 23/7, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc thực hiện các FTA mà Việt Nam là thành viên.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Vũ Tiến Lộc nhắc đến nhiều tác động tích cực từ các FTA đến cải cách thể chế, xuất nhập khẩu, phát triển doanh nghiệp...
Nhưng, Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh, FTA không chỉ có niềm vui.
Nỗi buồn là kết quả chưa đạt được như kỳ vọng, Việt Nam chưa khai thác được triệt để cơ hội do các FTA mang lại, chưa tận dụng được những ưu đãi về thuế quan, cải cách thể chế chưa có đột phá... Chủ tịch VCCI khái quát.
Cụ thể hơn, ông Lộc cho biết, mục tiêu đặt ra từ năm 2014 là môi trường kinh doanh đứng thứ 4 trong ASEAN, nhưng tới giờ vẫn đứng thứ 7 và đứng cuối về năng suất lao động. Khoảng cách trong cuộc đua với các nước ASEAN chưa rút ngắn được bao nhiêu, thời điểm hiện tại 70% xuất khẩu vẫn lệ thuộc vào FDI, giá trị gia tăng chưa đạt được bao nhiêu, chất lượng tăng trưởng vẫn còn nhiều vấn đề.
Đề cập vấn đề rất thời sự là chuyển dịch làn sóng đầu tư, ông Lộc nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển dịch về công nghiệp hỗ trợ, còn nếu chỉ chuyển dịch lắp ráp thì không hiệu quả bao nhiêu.
Quốc hội cần ban hành luật về công nghiệp hỗ trợ để thúc đẩy ngành này, đồng thời cần có chính sách để thúc đẩy cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tham gia và được hưởng lợi từ các FTA, ông Lộc đề nghị.
Lỗi đầu tiên thuộc về doanh nghiệp
Báo cáo của VCCI tại buổi làm việc cho thấy cách thức hướng dẫn của các cơ quan nhà nước thì khó hiểu, phức tạp, còn bản thân nhiều doanh nghiệp không có hành động chuẩn bị nào cho việc tận dụng cơ hội hay dự phòng các rủi ro từ việc thực thi các FTA.
Theo điều tra của VCCI với 250 phản hồi của doanh nghiệp trong 4 ngành sản xuất (dệt may, giày dép, đồ gỗ, điện tử) công bố 4/2016, hai yếu tố lớn nhất cản trở doanh nghiệp hưởng lợi từ các FTA lần lượt là tình trạng thiếu thông tin về cam kết và cách thức thực hiện (84%) và bất cập trong công tác tổ chức thực thi của các cơ quan quản lý Nhà nước. Những vấn đề thuộc về năng lực của doanh nghiệp (năng lực cạnh tranh kém, khó đáp ứng quy tắc xuất xứ và cam kết bất lợi) cũng rất lớn, nhưng vẫn xếp sau các yếu tố gắn với hành động của cơ quan Nhà nước.
Ba năm sau tiến hành thăm dò tại một cuộc hội thảo về Hiệp định CPTPP với hơn 300 doanh nghiệp, ngạc nhiên làm sao kết quả vẫn y hệt, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập của VCCI cho biết.
Báo cáo của VCCI cũng phản ánh, theo khảo sát 8.600 doanh nghiệp dân doanh Việt Nam (trong khuôn khổ Điều tra PCI) do VCCI công bố 3/2019 thì tỷ lệ các doanh nghiệp có hiểu biết nhất định về các FTA tiêu biểu (đã tìm hiểu một số cam kết hoặc đã tìm hiểu kỹ) chỉ là thiểu số (kể cả FTA lớn như CPTPP), cao nhất là AEC cũng chỉ là 37%. Tỷ lệ các doanh nghiệp có hiểu biết sâu về các FTA hầu như rất nhỏ, thấp nhất là với FTA giữa Việt Nam và EAEU (1%), cao nhất là với AEC (3%).
Rõ ràng, còn nhiều yếu tố cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các FTA. Nhưng lỗi đầu tiên thuộc về doanh nghiệp, bà Trang nhấn mạnh. Vì thế, VCCI đề nghị các doanh nghiệp cần chủ động đi trên con đường hội nhập đã được mở rất rộng.
Cộng đồng doanh nghiệp cũng kiến nghị Quốc hội yêu cầu Chính phủ định kỳ báo cáo về các kết quả thực thi các FTA, so sánh với các dự báo đánh giá thời điểm phê chuẩn, so sánh với kế hoạch tổng thể thực thi, nhận diện bất cập, nguyên nhân và các giải pháp xử lý. Đồng thời, định kỳ rà soát lại các khung khổ pháp luật và có điều chỉnh, cập nhật chương trình lập pháp để đáp ứng các yêu cầu trong thực hiện EVFTA.

-
Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả
-
TP.HCM nêu nguyên nhân chậm xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai cơ chế, chính sách đặc thù
-
Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đại học Phenikaa trở thành hình mẫu về tự chủ, đổi mới và quản trị thông minh
-
Làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025 -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật -
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy An Giang -
Đã đến lúc tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân -
Hải quan miền Bắc tăng cường kỷ luật trực ban và sẵn sàng ứng phó bão Wipha -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân