
-
Người dùng iPhone 7 Plus, iPhone 8 lưu ý: Apple vừa đưa ra quyết định quan trọng
-
"Cấm cửa" Telegram tại Việt Nam
-
MobiFone hợp tác với NGS xây dựng nền công nghệ tự chủ và bảo mật quốc gia
-
Thị trường loa Việt Nam vào “kỷ nguyên lifestyle”: Âm thanh không chỉ để nghe
-
An ninh mạng Việt Nam: Lo ngại khi "cửa" vẫn rất rộng cho tin tặc -
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
![]() |
Đội tuyển E-sport Việt Nam tham dự SEA Games. |
Giàu tiềm năng, lắm thách thức
Theo báo cáo mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, Việt Nam hiện đứng thứ ba thế giới về sản xuất game ở mọi nền tảng, nhưng có ưu thế nhất ở mảng dành cho thiết bị di động. Việt Nam đang nằm trong Top 5 quốc gia phát hành game lớn nhất toàn cầu, với hơn 2.000 studio game, cùng khoảng 430.000 nhân lực.
Doanh thu ngành game Việt Nam năm 2024 đạt hơn 655 triệu USD, theo báo cáo Newzoo.
Bà Maayan Kotler, Giám đốc phát triển toàn cầu mảng game của TikTok đánh giá, Việt Nam đang nổi lên như một trong những trung tâm sáng tạo hàng đầu của ngành công nghiệp game tại Đông Nam Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng đam mê xây dựng trò chơi, cùng sự đồng hành từ chính phủ, các nhà phát hành game Việt không chỉ tạo ra những tựa game thành công trong nước, mà còn vươn tầm quốc tế.
Còn bà Emily Nguyễn, Giám đốc kinh doanh Google Ads, Gaming và Apps tại thị trường Việt Nam nhận định, Việt Nam đang đứng Top 5 về lượt tải game trên toàn thế giới và có hơn 35.000 nhà lập trình game, xấp xỉ các quốc gia lớn như Trung Quốc. Đáng chú ý, đội ngũ lập trình game tại Việt Nam trẻ, khả năng kỹ thuật và trình độ cao trong các bộ môn như phân tích toán học, lập trình... Bên cạnh đó, các công ty game Việt có khả năng nắm bắt xu hướng tốt, cho ra những game theo nhu cầu thị trường. Lợi thế khác là giá để phát hành một game không quá cao, giúp các game Việt có sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, bên cạnh các tiềm năng, lợi thế đó, không ít khó khăn đang bủa vây ngành công nghiệp non trẻ này. Hiện nay, các doanh nghiệp vừa sản xuất vừa phát hành game online tại Việt Nam không được hưởng ưu đãi 10% thuế thu nhập doanh nghiệp như các doanh nghiệp chỉ sản xuất phần mềm hoặc doanh nghiệp khoa học và công nghệ, nên không khuyến khích doanh nghiệp game tự sản xuất các nội dung Việt để phát hành tại Việt Nam.
Các quy định trong nước về cấp bản quyền tác giả, tác phẩm cho phần mềm game online hay cấp phép phát hành game online tại Việt Nam mất nhiều thời gian, thủ tục phức tạp cũng là rào cản khiến doanh nghiệp sản xuất game trong nước phần lớn bỏ qua phát hành trong nước để tập trung phát hành ra thị trường toàn cầu.
Cùng với đó là việc chưa có cơ chế thí điểm chính sách để giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực game online, như game blockchain, game Metaverse…, khiến các doanh nghiệp Việt Nam muốn kinh doanh loại hình dịch vụ này phải chuyển dịch ra nước ngoài rồi cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, chi phí để phân phối, phát hành sản phẩm game online ra thị trường khá tốn kém (chi phí quảng cáo, đường truyền, hạ tầng, kết nối thanh toán...), trong khi Chính phủ chưa có chính sách cụ thể để ưu tiên, hỗ trợ các game do người Việt xây dựng.
Mặt khác, thị trường phát hành game tại Việt Nam tuy doanh thu lớn, nhưng chủ yếu là phát hành game của nước ngoài, nên lợi nhuận ngành game online đang chảy vào doanh nghiệp nước ngoài. Hầu hết công ty game ở Việt Nam đóng vai trò là những nhà phát hành game, chứ không phải là nhà sản xuất. Vì vậy, doanh nghiệp phát hành game tại Việt Nam thực chất đang làm thuê cho nước ngoài và tỷ trọng đóng góp cho ngành game tại Việt Nam không tương xứng với doanh thu.
Cần lột xác để lớn lên
Thị trường game Việt Nam đang trở thành nơi để các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh, thay vì người Việt làm chủ. Trong lĩnh vực sản xuất game, Việt Nam có nhiều công ty, doanh nghiệp, cá nhân làm game xuất sắc, với khoảng 50% tựa game hot nhất hiện nay có bàn tay tham gia của người Việt, song chúng ta lại đang làm thuê, gia công cho nước ngoài.
Thị trường game tại Việt Nam đang tập trung chủ yếu vào khâu phát hành hơn là sản xuất, mặc dù tiềm năng phát triển lớn và đang được coi là ngành duy nhất xuất khẩu sản phẩm nội dung số của Việt Nam ra thế giới.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thị trường lớn nhất và có ảnh hưởng nhất, chiếm 46% doanh thu toàn cầu và là nơi quy tụ 1,9 tỷ người chơi.
(Báo cáo Thị trường Game toàn cầu 2024 của NewZoo)
Để vượt ngưỡng, phát triển thành ngành công nghiệp game đủ sức cạnh tranh với Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ…, theo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), thị trường game Việt Nam cần có nền tảng tốt, trong đó, nền tảng đầu tiên là đào tạo chính quy. Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi và có chiến lược phát triển ngành game.
Theo bà Emily, để xây dựng hệ sinh thái game thành công, cần có nhiều yếu tố về chính sách, thu hút vốn, nhân tài. Ví dụ ở Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà phát triển game được giảm thuế, studio khởi nghiệp được miễn thuế, đồng thời được Chính phủ hỗ trợ 60% công cụ hỗ trợ và tiếp cận các công nghệ kỹ thuật. Tại Việt Nam, ngành game đang được quan tâm, hỗ trợ như không đánh thuế tiêu thụ, nhưng cần được hỗ trợ nhiều hơn. Việt Nam có nhiều nhân tài, nhưng cần tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, chính sách thu hút nhân tài quốc tế. Về gọi vốn, nếu có sản phẩm tốt thì mọi thứ sẽ đến. Nếu muốn tăng trưởng gấp 5 - 10 lần, cần có đối tác nước ngoài về tư vấn, phát triển, mở rộng cơ sở quốc tế.
Một yếu tố khác để ngành game vượt ngưỡng là thu hút đầu tư, liên kết phát triển ngành game. Ông Lã Xuân Thắng, Giám đốc Phát hành trò chơi trực tuyến của VNG cho rằng, để thu hút đầu tư các dự án game, các nhà làm game vẫn phải có ý tưởng, tầm nhìn về game và những sản phẩm game chất lượng, được cộng động game thừa nhận, giống như bộ phim hay cần có người xem.
Trong khi đó, ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok tại Việt Nam nhận xét, Chính phủ Việt Nam đã tái cấu trúc việc quản lý, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, trong đó, ngành công nghiệp game được cho là một trong những nội dung ưu tiên. Từ việc định hình lại các mô hình về định danh nghề nghiệp, sẽ có những chương trình hỗ trợ, sắc thuế phù hợp giúp ngành game Việt ngày càng phát triển.

-
Game Việt tìm cách vượt ngưỡng 1 tỷ USD -
An ninh mạng Việt Nam: Lo ngại khi "cửa" vẫn rất rộng cho tin tặc -
Viettel chi gần 2.000 tỷ đồng sở hữu “băng tần kim cương” 700MHz -
Dung lượng pin iPhone 17 Air bị chê thấp hơn cả smartphone tầm trung -
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng -
Nghị quyết 57-NQ/TW sẽ tháo điểm nghẽn, biến kết quả nghiên cứu khoa học thành vàng -
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản