
-
Quy hoạch TP. Đà Nẵng: Tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn
-
Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 lo đường truyền tải không xong vì tắc mặt bằng
-
Dự án nghìn tỷ ở Gia Lai cần gỡ vướng về giải phóng mặt bằng
-
Bổ sung gần 1.000 tỷ đồng cho dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
-
Sốt ruột với tiến độ “siêu” Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ -
Đề xuất thông qua chủ trương đầu tư KCN Kim Bảng I trị giá 2.653 tỷ đồng
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Bình II, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Dự án trên được đầu tư tại xã Nhân Thắng, xã Thái Bảo, xã Bình Dương, xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh với quy mô 250 ha. Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án là 3.956,8 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Nhà đầu tư - Công ty cổ phần Tập đoàn HANAKA để thực hiện dự án là 1.201,2 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Bắc Ninh đảm bảo tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật; triển khai Dự án phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm điều kiện về tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp trong quá trình xem xét, quyết định thành lập mới khu công nghiệp.
Trường hợp thành lập mới khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh dẫn đến không bảo đảm đáp ứng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế để xem xét, quyết định chủ trương đầu tư của Dự án thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
UBND tỉnh Bắc Ninh bảo đảm điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án; có kế hoạch bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả đất trồng lúa khác để bù lại phần đất trồng lúa bị chuyển đổi theo quy định tại Điều 134 Luật Đất đai năm 2013.
Chỉ đạo Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh và các cơ quan có liên quan giám sát, đánh giá việc triển khai Dự án, trong đó có việc góp vốn và huy động vốn đầu tư của Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với Nhà đầu tư triển khai phương án đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định; triển khai các giải pháp liên quan đến đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, trong đó có phương án xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động; hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất; thực hiện thu hồi đất phù hợp với tiến độ thực hiện Dự án và thu hút đầu tư để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến người dân bị thu hồi đất.

-
Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 lo đường truyền tải không xong vì tắc mặt bằng -
Nhìn lại 10 thương vụ M&A tỷ USD nổi bật giai đoạn 2009 – 2023 -
Đầu tư 4.204 tỷ đồng nâng cấp đường Hồ Chí Minh, đoạn Năm Căn – Đất Mũi -
Dự án nghìn tỷ ở Gia Lai cần gỡ vướng về giải phóng mặt bằng -
Thu hút đầu tư vào Khu kinh tế ven biển miền Trung vẫn còn nhiều rào cản -
Đắk Lắk sẽ thu hút đầu tư vào 4 trụ cột tăng trưởng kinh tế -
Bổ sung gần 1.000 tỷ đồng cho dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
-
Alibaba.com hợp tác tuyển chọn 100 doanh nghiệp tiêu biểu tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam
-
Tại sao hệ tiêu hóa khỏe giúp ngăn ngừa stress?
-
Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa
-
Dai-ichi Life Việt Nam được trao Chứng nhận về đóng góp bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững
-
BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng
-
Noventiq ra mắt công cụ AI thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp