
-
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,2% sau 6 tháng năm 2025
-
Hà Nội: Xét xử nghiêm minh, đẩy nhanh tiến độ các vụ án lớn, phức tạp
-
Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nêu các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng hai con số
-
Hà Nội quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trong năm 2025
-
Ninh Bình giữ vững đà tăng trưởng, vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp -
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 16,1% sau 6 tháng năm 2025
![]() |
Nỗ lực khắc phục khó khăn do Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh. |
Chuyển biến tích cực
Gần 13.100 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký là 284.800 tỷ đồng trong tháng 11/2020, tăng 7,3% về số doanh nghiệp, tăng 72% về vốn đăng ký so với tháng 10/2020 là những con số ấn tượng trong báo cáo kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2020 của Tổng cục Thống kê.
Theo đó, số lao động đăng ký mới là 119.700 lao động, tăng 65,3% so với tháng 10/2020. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 21,8 tỷ đồng, tăng 60,3% so với tháng 10/2020 và tăng 90,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong tháng 11, cả nước còn có 5.315 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 5,4% so với tháng 10 và tăng 59,8% so với cùng kỳ năm 2019; có 2.771 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 15,9% so với tháng 10.
“Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động có nhiều chuyển biến tích cực”, báo cáo của Tổng cục Thống kê nêu.
Tính chung 11 tháng, cả nước có gần 124.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 1,88 triệu tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 970.000 lao động, giảm 1,9% về số doanh nghiệp, tăng 19,3% về vốn đăng ký và giảm 14,7% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả gần 3,1 triệu tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 36.200 doanh nghiệp thay đổi tăng vốn, thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng của năm nay là 4,97 triệu tỷ đồng, tăng 35,1% so với cùng kỳ 2019.
Bên cạnh đó, còn có 40.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2019, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng của năm lên gần 165.100 doanh nghiệp, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trung bình mỗi tháng có 15.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Ở chiều ngược lại, trong 11 tháng có gần 93.500 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: 44.400 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 59,7%; 33.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 11,7%; hơn 15.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 3,1%. Trung bình mỗi tháng có 8.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Thực thi hiệu quả các chính sách thúc đẩy phục hồi
Nếu như trong tháng 10/2020, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh với tỷ lệ 18,4%, nhưng lại giảm 18,5% về vốn đăng ký so với tháng 9, thì tháng 11 chứng kiến sự tăng vọt của vốn đăng ký với tỷ lệ tăng 72%.
Ngoài việc tăng trưởng vốn đăng ký của tháng 11 được tính trên nền tháng 10 đang thấp so với trước đó, thì một nguyên nhân khác cũng được Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cơ quan đầu nguồn về số liệu đăng ký doanh nghiệp chỉ ra, đó là số vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu ở các ngành, lĩnh vực: kinh doanh bất động sản (153.344 tỷ đồng, chiếm 53,8%); công nghiệp chế biến, chế tạo (28.805 tỷ đồng, chiếm 10,1%); bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (27.352 tỷ đồng); xây dựng (20.059 tỷ đồng)…


Củng cố cho dữ liệu trên, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2020 ước tính tăng 0,5% so với tháng trước đó, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, riêng ngành khai khoáng giảm 6,2%, còn các ngành khác đều tăng, bao gồm ngành chế biến, chế tạo tăng 11,9%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4%; ngành cung cấp nước và hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải tăng 5,3%.
Lý giải về các con số này, Tổng cục Thống kê đánh giá, động lực chính đến từ việc đại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở trong nước, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được thực thi.
Qua số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 11 tháng của năm 2020, ông Bùi Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đánh giá: “Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, song các thông tin, nhận định tích cực đã mang lại niềm tin về triển vọng phục hồi của kinh tế Việt Nam và sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới”.
Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh và giải thể, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho biết, phần lớn là những doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ. Đây là đối tượng rất dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ những cú sốc bên ngoài.
Ông Tuấn cho rằng, để có thể giảm số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thì Chính phủ và các bộ, ngành cũng cần hoạch định và thực thi có hiệu quả các chính sách thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của các đối tượng này.

-
Ninh Bình giữ vững đà tăng trưởng, vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp -
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 16,1% sau 6 tháng năm 2025 -
Bỏ room tín dụng: NHNN và ngân hàng thương mại nói gì? -
Hà Nội: Tăng hiệu lực, nâng chất lượng hoạt động HĐND trong giai đoạn mới -
Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cũ nghỉ chế độ, bàn giao nhiệm vụ cho Chủ tịch mới -
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Chính sách phải đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm -
Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp xúc cử tri tại xã An Minh, tỉnh An Giang
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City