-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về việc sửa đổi Luật Điện lực |
Thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh, minh bạch
Tại Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra, Chính phủ đề nghị bổ sung 6 dự án luật vào chương trình Kỳ họp thứ tám của Quốc hội, trong đó Luật Điện lực (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua ngay tại kỳ họp này.
Theo Chính phủ, việc hoàn thiện Luật Điện lực nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực và sử dụng điện; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đồng thời, khắc phục các bất cập trong quá trình thực thi Luật Điện lực hiện hành.
Mục tiêu sửa đổi Luật Điện lực còn là tạo điều kiện cho phát triển nguồn và lưới điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của nhân dân và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội; bảo đảm và nâng cao chất lượng điện năng, chất lượng cung cấp dịch vụ điện; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia, trong đó đẩy mạnh việc phát triển điện năng lượng tái tạo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Sửa đổi Luật Điện lực mang tính cấp thiết
Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Công thương, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Bộ Công thương đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập từ tháng 1/2024, đang triển lập hồ sơ và đã xây dựng dự thảo 1 của Luật Điện lực (sửa đổi).
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, dự án luật này mang tính cấp thiết, vì liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đến nay cũng đã khá chậm. Bên cạnh đó, Dự thảo có cập nhật tình hình mới, các cơ chế, chính sách mới liên quan đến việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Đây thực sự là một điểm mới mà trong Luật Điện lực hiện hành chưa đề cập nhiều và cụ thể.
Nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phù hợp với đặc thù của ngành điện lực, đảm bảo phù hợp với sự cải tiến của khoa học, kỹ thuật, góp phần tích cực trong công tác bảo đảm an ninh cung cấp điện, cũng là mục tiêu của lần sửa đổi này.
Dự án Luật Điện lực sửa đổi được Chính phủ đề nghị xây dựng với 6 nhóm chính sách: quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng; phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực; quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường.
Chính sách tiếp theo là quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện. An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện, là chính sách thứ 6.
Lý do bổ sung vào chương trình và thông qua chỉ trong 1 kỳ họp (thường các dự án luật thông qua theo quy trình 2 kỳ họp) được Chính phủ giải thích là để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, nhất là vấn đề chuyển dịch năng lượng, hòa chung vào xu thế phát triển ngành năng lượng của thế giới, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thời gian qua. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thông qua Dự luật còn là để tạo cơ sở pháp lý cho quá trình đổi mới, phát triển lĩnh vực điện lực phù hợp với tình hình phát triển và hội nhập kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Thẩm tra đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Điện lực. Tuy nhiên, các cơ quan này cho rằng, phạm vi sửa đổi theo đề nghị của Chính phủ là sửa đổi tổng thể Luật Điện lực hiện hành, với nhiều nhóm chính sách lớn, quan trọng, nên cần được Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng, xem xét, cho ý kiến và thông qua theo quy trình tại 2 kỳ họp.
Nêu ý kiến thảo luận tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, ông Lê Quang Huy cho rằng, Dự án luật này rất phức tạp, đặc biệt liên quan đến nhiều vấn đề về tài chính, kinh tế, trong đó có tài chính điện lực.
“Chỉ một nội dung liên quan đến giá điện đã có biết bao nhiêu vấn đề bên trong. Cho nên, chính kiến của chúng tôi là phải qua 2 kỳ họp, trình vào Kỳ họp thứ tám và xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ chín”, ông Huy phát biểu.
Nhất trí tiến độ trên, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị quy định rõ trường hợp Dự án Luật được chuẩn bị có chất lượng tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ tám (tháng 10/2024) theo quy trình tại 1 kỳ họp.
“Nếu được Quốc hội đồng thuận và chất lượng tốt, thì có thể thông qua trong một kỳ họp, nhưng Thường vụ Quốc hội phải báo cáo Quốc hội là 2 kỳ họp để phấn đấu”, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định gút lại cuối phiên thảo luận.
Cần xây dựng luật riêng về năng lượng tái tạo
Một trong những điểm đáng chú ý ở lần sửa đổi này là Dự thảo Luật Điện lực xây dựng một chương về phát triển điện năng lượng mới, điện năng lượng tái tạo. Chính sách này nhằm khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo nói chung, điện năng lượng tái tạo có quy mô nhỏ, tiêu thụ tại chỗ, cho mục đích tự sử dụng, tự sản và tự tiêu, không gây quá tải hệ thống truyền tải, phân phối. Chương này cũng quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn không qua lưới điện quốc gia.
Dự thảo sẽ sửa đổi, bổ sung về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trong Luật Đầu tư làm cơ sở thực hiện điện gió ngoài khơi, đề xuất quy định thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với một số dự án và tăng cường phân cấp cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án trên địa bàn.
Nêu ý kiến về chính sách trên, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, để thể chế hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cần xây dựng luật riêng về năng lượng tái tạo.
Hiện nay, quy định về năng lượng tái tạo được bổ sung vào Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi chỉ áp dụng chủ yếu đối với các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, mà chưa có các quy định về năng lượng tái tạo khác. Đồng thời, khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, theo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cần rà soát, xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp luật về năng lượng tái tạo, không chỉ hướng tới việc khắc phục và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, mà còn hướng tới phát triển năng lượng xanh, sạch và bền vững.
Lần sửa đổi này cũng hướng tới mục tiêu giảm dần, tiến tới xóa bỏ bù chéo trong giá điện để đảm bảo giá điện phản ánh đúng chi phí cung cấp điện tới các đối tượng sử dụng điện, đảm bảo sự minh bạch trong xác định giá điện. Theo đó, có một số vấn đề mới như giá điện hai thành phần (bao gồm giá công suất và giá điện năng); mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia và mua điện trực tiếp với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia tại khu vực biên giới…
Nhấn mạnh đây là các vấn đề mới, phức tạp và có tác động lớn đến phát triển kinh tế, an ninh năng lượng và các vấn đề khác mang tính quốc gia, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị cần cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng và đề xuất chính sách cho phù hợp.
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) có được bổ sung vào chương trình Kỳ họp thứ tám hay không vẫn cần chờ Quốc hội quyết định.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025