-
Thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng sai mục đích -
Đề xuất doanh nghiệp nợ thuế 500 triệu đồng, đại diện pháp luật sẽ bị hoãn xuất cảnh -
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Muốn cống hiến, ở cương vị nào cũng có thể cống hiến -
Sau sắp xếp, TP.HCM dự kiến giảm từ 21 sở xuống còn 15 sở -
Gắn kết với ASEAN để phát triển kinh tế -
Bước chuẩn bị cho kinh tế năm 2025 đột phá
TIN LIÊN QUAN | |
Nga tuyên bố không khoan dầu cùng Trung Quốc | |
Vương quốc Anh sẽ nhập khẩu khí đốt trực tiếp từ Nga | |
"Gazprom lập liên doanh nhiên liệu tại Việt Nam" |
Hôm qua (21/5), Tập đoàn khí đốt quốc gia Nga (Gazprom) đã ký hợp đồng trị giá hơn 400 tỷ USD bán khí đốt cho Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) trong 30 năm. Thỏa thuận này là một bước tiến với Tổng thống Vladimir Putin, cho thấy ông có thể gây dựng quan hệ với nền kinh tế lớn nhất châu Á trong bối cảnh căng thẳng chính trị với phương Tây quanh vấn đề Ukraine.
Tuy vậy, những việc tốt cho nước Nga chưa chắc đã có lợi cho đại gia khí đốt Gazprom. Hợp đồng bán khí có lẽ không đề cập đến chi phí xây dựng đường ống đến Trung Quốc và phát triển các mỏ khí ở phía đông Siberia, các nhà phân tích tại Renaissance Capital cho biết. Dự án này có thể tiêu hao kha khá tiền trong ngân sách chi tiêu vốn đã khổng lồ của Gazprom.
Lợi nhuận của Gazprom có thể giảm mạnh vì chi phí đầu tư ban đầu lớn. Ảnh: Bloomberg |
"Chỉ riêng chi phí xây đường ống cũng đã đủ tốn kém rồi. Việc này sẽ khiến dòng tiền tự do của Gazprom xuống âm trong trung hạn, ảnh hưởng đến khả năng tăng cổ tức của hãng", Ildar Davletshin - nhà phân tích tại Renaissance Capital cho biết.
Hợp đồng này đã được ký kết sau hơn 10 năm đàm phán giữa Nga và Trung Quốc. Bán khí đốt cho Trung Quốc sẽ làm tăng doanh thu thuế cho Nga. Do một nửa thu nhập của Chính phủ nước này là từ ngành công nghiệp dầu khí.
Tuy các điều khoản thương mại chính xác của hợp đồng không được công bố, Oleg Maximov - nhà phân tích tại Sberbank CIB tiết lộ Gazprom từng đề nghị giá 350 - 380 USD một m3. Giá này thấp hơn một chút so với giá họ đang bán cho Liên minh châu Âu (EU). Trong khi đó, chi phí khi làm ăn với châu Âu lại rẻ hơn do đã có đường ống và mỏ khí phát triển từ 40 năm trước. "350 USD hay 380 USD cũng hoàn toàn không quan trọng. Vì chúng đều cho thấy Gazprom sẽ có lợi nhuận rất thấp", ông nói.
Dù vậy, một số nhà phân tích lại tỏ ra lạc quan rằng hợp đồng với Trung Quốc sẽ là cơ hội tốt để hãng tăng khách hàng và doanh thu. Năm ngoái, doanh thu của Gazprom là 165 tỷ USD. Các nhà phân tích tại Sanford C. Bernstein & Co. nhận xét: "Thỏa thuận này sẽ đem lại lợi ích dài hạn cho Gazprom, kể cả khi giá chính xác không được công khai. Vì thực ra, họ đang mua sự đa dạng hóa".
Năm ngoái, chi phí vốn của Gazprom là 43,9 tỷ USD, chỉ xếp sau PetroBras (Brazil) và CNPC (Trung Quốc) trong nhóm công ty dầu khí lớn trên thế giới, theo Bloomberg. Xây dựng hệ thống đường ống và phát triển mỏ khí mới sẽ cần thêm 55 tỷ USD nữa trước khi Gazprom có thể chính thức giao hàng trong 4-6 năm tới, ông Putin hôm qua cho biết.
Ngân hàng VTB Capital (Nga) thì nhận định gánh nặng tài chính của Gazprom lớn cỡ nào sẽ còn tùy thuộc vào việc Trung Quốc trả trước bao nhiêu tiền mua khí đốt để hỗ trợ chi phí xây dựng. "Trả trước là việc rất hữu ích. Trung Quốc có lẽ sẽ đưa trước cho Gazprom 25 tỷ USD", ngân hàng này dự đoán.
Hôm qua, cổ phiếu Gazprom đã tăng 2,2% sau khi thông tin về hợp đồng được công bố. Nhưng chốt phiên, mã này chỉ nhích lên 0,9%.
Nga cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong 30 năm Gazprom sẽ cung cấp khí đốt cho CNPC trong vòng 30 năm với tổng giá trị hợp đồng lên tới 400 tỷ USD. |
Hà Thu (Vnexpress)
-
Thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng sai mục đích -
Đề xuất doanh nghiệp nợ thuế 500 triệu đồng, đại diện pháp luật sẽ bị hoãn xuất cảnh -
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Muốn cống hiến, ở cương vị nào cũng có thể cống hiến -
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80
-
Sau sắp xếp, TP.HCM dự kiến giảm từ 21 sở xuống còn 15 sở -
Gắn kết với ASEAN để phát triển kinh tế -
Bước chuẩn bị cho kinh tế năm 2025 đột phá -
Bình Dương đặt mục tiêu GRDP năm 2025 tăng 10% -
Hà Nội xem xét tiến độ lên quận của 4 huyện trong năm 2025 -
Chậm bổ sung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII: Yêu cầu Bộ Công thương kiểm điểm trách nhiệm -
Trình ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
- Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024