-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Toàn cảnh Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long của Geleximco tại Quảng Ninh. |
Nối tiếp thành công
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco hồ hởi cho biết, tính đến hết năm 2018, Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long do Công ty cổ phần Nhiệt điện Thăng Long (thuộc Geleximco) làm chủ đầu tư đã đóng góp lên lưới điện quốc gia 1.278 tỷ Mwh, đạt doanh thu 2.200 tỷ đồng.
“Tiếp sau Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long, chúng tôi dự tính đầu tư 2 nhà máy điện rác để vừa giải quyết vấn đề rác thải tại các đô thị lớn, vừa đảm bảo có thêm nguồn điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Dự kiến, mỗi nhà máy điện rác có vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD, sử dụng công nghệ Nhật Bản”, ông Tiền cho biết.
Để chuẩn bị cho việc triển khai các dự án phát điện từ rác, Geleximco đã cùng với đối tác tại Thượng Hải (Trung Quốc) lập liên doanh tại Hà Nội.
Được biết, Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long được xây dựng trong thời gian kỷ lục 3 năm, với các mốc vận hành thương mại sớm hơn dự kiến từ 2 tuần đến 2 tháng, giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng chi phí. Mỗi năm, Geleximco trả nợ gốc và lãi vay đầu tư dự án này khoảng 4.000 tỷ đồng.
Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long có đường băng tải dài hơn 3 km chạy thẳng ra cầu cảng ven vịnh Cửa Lục (Quảng Ninh) cùng với tuyến đường bê tông vận chuyển đường bộ (khi băng tải gặp sự cố) chạy song song, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy.
Để có nhiên liệu cho Nhà máy chạy ổn định, Geleximco đã chuẩn bị từ sớm. Ngay từ thời điểm nguồn than chưa khó, Tập đoàn đã ký hợp đồng nguyên tắc với Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV), giúp Dự án sử dụng chủ yếu nguồn than trong nước, tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chủ động được nguồn nhiên liệu trong dài hạn.
Không lơ là vấn đề môi trường
Rút ngắn thời gian đầu tư, nhưng chủ đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long không lơ vấn đề môi trường.
Để đảm bảo môi trường, Công ty cổ phần Nhiệt điện Thăng Long đã lắp đặt 2 hệ thống giám sát khí phát thải online tại ống khói và một hệ thống giám sát nước thải online tại kênh thoát nước làm mát tuần hoàn trong Nhà máy. 3 hệ thống này đã được kết nối truyền tín hiệu về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh. Hệ thống giám sát nước thải bãi xỉ online cũng đang được Công ty tiến hành lắp đặt để truyền số liệu về Sở.
Ông Vũ Văn Tiền cho rằng, Nhiệt điện Thăng Long chỉ là 1 trong rất nhiều dự án mà Geleximco đã triển khai. Với nhà máy này, Geleximco đã đầu tư hơn 6 triệu USD áp dụng công nghệ hiện đại trong vận chuyển tro xỉ, cho phép vận chuyển bằng hệ thống băng tải ống kín để tránh phát tán bụi ra môi trường. Ngoài ra, lòng hồ xỉ được trải hệ thống vải địa kỹ thuật và được lắp đặt hệ thống thu gom nước mưa để đưa nước mưa về xử lý.
Nói thêm về Dự án điện rác, ông Tiền cho rằng, rác thải của Việt Nam đang là vấn đề thảm họa của môi trường và Chính phủ cũng dành sự quan tâm rất đặc biệt cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Cơ duyên với điện rác
Trong chuyến đi tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm Thượng Hải (Trung Quốc) hồi tháng 11/2018, ông Vũ Văn Tiền đã gặp tập đoàn đầu tư sản xuất thiết bị về điện rác và nghĩ ngay đến việc đầu tư nhà máy điện rác tại Việt Nam. Tập đoàn này đã cung cấp 40% thiết bị cho tất cả các nhà máy điện rác trên thế giới, với công suất 140.000 tấn rác thải/ngày. Geleximco dự kiến đầu tư 2 nhà máy điện từ rác thải tại Hà Nội và TP.HCM.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"