
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
![]() |
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,06% trong phiên giao dịch sáng nay 8/6. Ảnh: AFP |
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,06% nhờ cổ phiếu của hãng sản xuất robot Fanuc tăng cao 2,2%, còn chỉ số Topix lên điểm 0,83%. Trên thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi tăng 1,03% khi cổ phiếu của Hyundai Motor vọt lên 2,7%.
Thị trường chứng khoán Australia hôm nay đóng cửa nghỉ lễ. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) nhích nhẹ 0,2%.
Nhà đầu tư đang dõi theo phản ứng thị trường sau khi Mỹ công bố số liệu tăng trưởng việc làm cuối tuần trước. Cụ thể, Bộ Lao động Mỹ cho biết số việc làm tại Mỹ trong tháng 5 đã tăng kỷ lục thêm 2,5 triệu. Trước đó, kết quả thăm dò các nhà kinh tế do Dow Jones thực hiện cho thấy, số lượng việc làm tại Mỹ dự báo giảm hơn 8 triệu trong tháng 5.
“Số liệu việc làm tại Mỹ phù hợp với các chỉ số kinh tế, điều này hàm ý kinh tế Mỹ phần nào hồi phục sau khi nước này nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội chống dịch Covid-19”, Jason Wong, chuyên gia thị trường cao cấp tại Ngân hàng BNZ đánh giá.
Tuy nhiên, mối lo ngại của nhà đầu tư chưa dứt hẳn khi thông tin xuất nhập khẩu ảm đạm của Trung Quốc trong tháng 5. Theo số liệu hải quan công bố hôm qua 7/6, sau khi tăng bất ngờ 3,5% trong tháng 4, xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 3,3% trong tháng 5, thấp hơn nhiều so với mức 7% được Reuters dự báo trước đó.
Trong khi đó, nhập khẩu tháng 5 của Trung Quốc trượt dốc 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức giảm 14,2% trong tháng 4, đồng thời đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2016.
Thị trường tiền tệ hôm nay ghi nhận chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác trượt từ mức 97,8 thiết lập tuần trước về 96,73. Đồng yên Nhật Bản trượt giá và quy đổi 109,54 JPY/USD so với mức 108,5 JPY/USD trong tuần trước, còn đô la Australia mạnh lên đáng kể và giao dịch 1 AUD “ăn” 0,6984 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay đi lên sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh thống nhất tiếp tục cắt giảm sản lượng kỷ lục thêm 1 tháng. Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn vọt lên 2,2% lên 43,23 USD/thùng, còn dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ tăng thêm 1,92% lên 40,31 USD/thùng.

-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit -
Thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung: Góc nhìn chiến thuật cho các nước -
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2%
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao