-
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024 -
Ngành sản xuất chế tạo châu Á đối diện rủi ro thương mại -
Năm 2025, thị trường trái phiếu Mỹ đối mặt với gánh nặng nợ đáo hạn -
Donald Trump và thương chiến Mỹ - Trung 2.0: Thế giới nay đã khác -
Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục trượt dài
OPEC và các đồng minh có thể phải cắt giảm nguồn cung vào tháng 11/2020. Ảnh: AFP |
Giá dầu Brent đạt mốc 40,10 USD/thùng, tăng 2,1%, trong khi giá dầu WTI của Mỹ tăng lên 2,4% và giao dịch 37,94 USD/thùng trong phiên giao dịch 5/10.
Trong khi đó, đình công gia tăng ở Na Uy khiến 4 mỏ dầu khí của Công ty dầu khí đa quốc gia Equinor phải đóng cửa, cũng đẩy giá dầu lên cao. Tình trạng đình công khiến sản lượng dầu mỏ của Na Uy hụt 330.000 thùng/ngày, tương đương 8% tổng sản lượng, theo Hiệp hội Dầu khí Na Uy.
Cuối tuần trước, giá dầu trượt dốc hơn 4% trong phiên giao dịch 2/10 sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiễm Covid-19 cùng những nhiễu loạn thông tin về sức khỏe của người đứng đầu Nhà Trắng.
Các nhà phân tích cho rằng cú lội ngược dòng của giá dầu trong phiên giao dịch hôm nay là nhờ thông tin tích cực về tình hình sức khỏe của Tổng thống Trump, dù vẫn còn những luồng ý kiến trái ngược.
"Có những thông tin mâu thuẫn về sức khỏe của ông Trump, nhưng nhìn chung sức khỏe của ông Trump đang cải thiện", Avtar Sandu, Giám đốc quản lý ngành hàng cao cấp tại Công ty môi giới tài chính Phillip Futures cho biết.
"Ông ấy (Donald Trump) có thể sớm trở lại làm việc", Sandu nói thêm, đồng thời khẳng định mối lo ngại của nhà đầu tư hiện nay chính là gói kích thích tài khóa đang bế tắc của Mỹ sớm được khai thông.
Trong khi đó, thị trường đang chứng kiến những dấu hiệu tăng cung. Libya, thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), ghi nhận sản lượng tăng gần gấp 3 lần và đạt 270.000 thùng/ngày trong tuần trước sau khi ách tắc về hạ tầng dầu mỏ được phần nào giải tỏa.
Howie Lee, chuyên gia kinh tế từ Ngân hàng OCBC (Singapore), đánh giá vấn đề thâm hụt nguồn cung có thể biến mất nếu Libya sản xuất thêm nửa triệu thùng dầu/ngày.
Ngoài ra, giá dầu tăng cao gần đây sẽ khiến các nhà sản xuất dầu mỏ Mỹ kích hoạt lại sản xuất. Nhiều công ty năng lượng Mỹ đã đưa các giàn khoan vào hoạt động trong tuần thứ 3 liên tiếp, theo số liệu được Baker Hughes công bố cuối tuần trước.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích từ JP Morgan nhận định, cung dầu mỏ thế giới tăng lên đúng lúc nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc chững lại có thể kéo giá dầu Brent xuống mức 41 USD/thùng trong quý IV/2020; do đó đẩy OPEC và các đồng minh, trong đó có Nga vào thế buộc phải cắt giảm nguồn cung trong tháng 11/2020.
-
5 nước ủy viên mới ngồi ghế Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2 năm -
Năm 2025, thị trường trái phiếu Mỹ đối mặt với gánh nặng nợ đáo hạn -
Donald Trump và thương chiến Mỹ - Trung 2.0: Thế giới nay đã khác -
Ông Tập Cận Bình: Tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ đạt mục tiêu khoảng 5% -
Hầu hết các tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới châu Âu hiện đã bị đóng -
Kinh tế Mỹ tiếp tục tạo bất ngờ trong năm 2024 -
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Cùng nhau, chúng ta có thể biến năm 2025 thành một khởi đầu mới
-
1 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
3 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
4 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/1
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững