-
Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp năng lượng quốc gia, rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris -
Ông Trump nhậm chức Tổng thống thứ 47, cam kết "thời kỳ hoàng kim" cho nước Mỹ -
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng quốc gia khi nhậm chức -
Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55: Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh -
TikTok khôi phục hoạt động tại Mỹ sau khi ông Trump đưa ra "cam kết" -
Ông Trump dự kiến ký hơn 50 sắc lệnh hành pháp trong ngày nhậm chức
Giếng khoan dầu ở Mỹ (Ảnh: AFP) |
Vẫn chịu hơi nóng từ bất ổn địa - chính trị
Xung đột và bất ổn địa - chính trị đã phả hơi nóng lên thị trường dầu mỏ thế giới, biến năm 2024 trở nên khó lường. Giá dầu thô Brent trung bình cả năm đạt khoảng 80 USD/thùng và có lúc giảm xuống mức 70 USD/thùng.
Ngay đầu năm 2025, giá dầu thô đã tăng đáng kể, khi lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Nga nóng lên. Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn đã đạt mức cao nhất trong 4 tháng, khi đạt mức 81 USD/thùng vào giữa tháng 1/2024, tăng 8 USD/thùng so với một tháng trước đó.
Còn tính riêng tuần qua, dầu thô Brent tăng khoảng 2%, lên 82 USD/thùng, trong khi dầu WTI của Mỹ tiến sát mức 79 USD/thùng, trong bối cảnh các nhà giao dịch tìm kiếm sự rõ ràng hơn về các lệnh trừng phạt và chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Donald Trump (chính quyền Trump 2.0).
Giới thạo tin cho biết, các cố vấn của ông Trump đang xây dựng một chiến lược trừng phạt lớn nhằm thúc đẩy một thỏa thuận ngoại giao giữa Nga và Ukraine, đồng thời gây sức ép lên Iran và Venezuela. Và không khó hình dung khi các mức thuế quan mới của chính quyền Trump 2.0 có thể làm gián đoạn dòng chảy dầu mỏ toàn cầu.
“Tôi không nghĩ, họ (chính quyền Trump 2.0 - BTV) sẽ vội vàng trừng phạt khi ông Trump nhậm chức. Có thể có nhiều sắc lệnh hành pháp mới, nhưng thuế quan và lệnh trừng phạt sẽ được đưa vào hậu trường”, cố vấn cấp cao Ed Morse của Công ty phân tích thị trường năng lượng Hartree Partners nhận định.
Mới đây, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã ban hành lệnh hạn chế khắc nghiệt nhất từ trước đến nay đối với dầu mỏ của Nga. Washington nhắm mục tiêu vào hai nhà sản xuất dầu lớn của Nga (Gazprom Neft và Surgutneftegaz), hơn 160 tàu chở dầu cho Nga, Iran và Venezuela, cùng các hãng bảo hiểm tàu biển. Tác động của động thái này vẫn đang lan tỏa khắp thị trường dầu thô, khiến chi phí vận chuyển tăng lên và các bên mua dầu Nga lâu năm, như Trung Quốc và Ấn Độ, đang phải tìm kiếm nguồn cung ở nơi khác.
Ngoài ra, hiện có nhiều đồn đoán rằng, chính quyền Trump 2.0 sẽ có lập trường cứng rắn hơn đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran, làm trầm trọng thêm tác động của lệnh trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ đối với Tehran. Trước đó, vào ngày 19/12/2024, chính quyền Tổng thống Biden đã mở rộng lệnh trừng phạt đối với các tàu vận chuyển dầu thô của Iran, nhằm vào hạm đội tàu dầu “bóng đêm” - những tàu vận chuyển trung bình hơn 500.000 thùng/ngày dầu thô của Iran trong năm 2024, chiếm gần 1/3 lượng dầu thô xuất khẩu của nước này.
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), mặc dù còn quá sớm để định lượng đầy đủ tác động tiềm ẩn từ các động thái trên, nhưng một số bên mua được cho là đã bắt đầu rút khỏi giao dịch dầu mỏ với Iran và Nga.
Chưa kể, ông Trump đã đe dọa áp thuế toàn diện 25% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, bao gồm cả dầu mỏ. Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế Canada Mary Ng cho biết, nếu lời đe dọa đó thành hiện thực, Ottawa sẽ trả đũa bằng các khoản thuế nhắm vào ngành năng lượng. “Tư lệnh” ngành thương mại Canada cũng không loại trừ khả năng áp thuế xuất khẩu đối với dầu khí của Canada sang Mỹ.
“Nếu họ định áp thuế đối với Canada, thì điều đó thực sự sẽ khiến mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn đối với người Mỹ”, bà Mary Ng nói thêm.
Hiện Bộ trưởng Mary Ng và các cộng sự đang lên danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ sang Canada có thể bị áp thêm thuế trong trường hợp căng thẳng thương mại leo thang.
Dự báo biên độ giá dầu ở mức 70 - 85 USD/thùng
Ông Daan Struyven, đồng Giám đốc nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại Goldman Sachs nhận định, giá dầu năm nay sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi tốc độ sản xuất ở các nước không thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), cũng như các yếu tố địa - chính trị, từ các lệnh trừng phạt đến thuế quan bổ sung của chính quyền Trump 2.0.
Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs dự báo, giá dầu Brent năm 2025 sẽ dao động trong biên độ 70 - 85 USD/thùng và đạt trung bình khoảng 76 USD. Như vậy, giá dầu sẽ tăng vừa phải trong ngắn hạn, trước khi giảm trở lại nhờ công suất dự phòng cao của các nhà sản xuất. Nhưng trước sức ép của các sự kiện địa - chính trị khó lường, nó có thể vượt ngưỡng 85 USD.
Theo Goldman Sachs, công suất dự phòng cao có khả năng kiềm chế giá dầu tăng đáng kể trong năm nay. Đến thời điểm này, giới phân tích chưa có sự đồng thuận về dự báo quy mô chính xác thặng dư dầu mỏ trong những tháng tới. Một số nhà dự báo đưa ra con số thặng dư tới 1,2 triệu thùng/ngày, trong khi người khác dự đoán nguồn cung sẽ bị thâm hụt. Riêng Goldman Sachs dự báo mức thặng dư khiêm tốn là 0,4 triệu thùng/ngày và mức thặng dư này sẽ phần nào được thúc đẩy bởi sự gia tăng sản lượng từ các quốc gia không thuộc OPEC.
Xu hướng chung là giá dầu thế giới sẽ giảm, nhưng không loại trừ các sự kiện địa - chính trị sẽ tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường năm nay và năm tới. Mặc dù bản chất chính xác của những sự kiện này có thể khó đoán, nhưng vẫn có thể mô hình hóa giá dầu thô trong các kịch bản rộng khác nhau.
Ở kịch bản thứ nhất, Goldman Sachs dự đoán, nếu nguồn cung dầu của Iran giảm 1 triệu thùng/ngày trước sức ép trừng phạt ngày càng lớn từ Mỹ, thì giá dầu Brent có thể tăng lên mức 80 USD/thùng vào giữa năm 2025, với giả định rằng, OPEC+ tăng nguồn cung trong suốt cả năm.
Trên thực tế, trong khoảng thời gian từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran vào tháng 5/2018 đến khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, xuất khẩu dầu mỏ của Iran giảm 2,4 triệu thùng/ngày và riêng xuất khẩu sang các quốc gia thành viên OECD giảm về 0.
Những bình luận diều hâu về Iran từ một số ứng viên nắm giữ các vị trí quan trọng của chính quyền Trump 2.0 ám chỉ rằng, xuất khẩu dầu mỏ của Iran giảm đáng kể là điều có thể xảy ra. Nhưng bất kỳ mức giảm nào cũng sẽ nhỏ hơn so với giai đoạn 2018 - 2019, vì Trung Quốc hiện chiếm 90% thị phần xuất khẩu dầu của Iran.
Ở một kịch bản khác, mức thuế quan lớn hơn mà ông Trump đe dọa áp lên các nước có thể khiến giá dầu giảm trong trung hạn. Goldman Sachs ước tính rằng, giá dầu Brent sẽ giảm xuống mức 60 USD vào cuối năm 2026 nếu Mỹ áp dụng mức thuế quan toàn diện là 10%.
Trong báo cáo triển vọng năng lượng ngắn hạn mới công bố, Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cũng dự báo, giá dầu sẽ chịu áp lực trong 2 năm tới khi tăng trưởng sản lượng toàn cầu vượt xa nhu cầu.
Thị trường dầu mỏ được dự đoán sẽ dư cung trong năm nay, sau khi tăng trưởng nhu cầu năm 2024 chậm lại đáng kể ở hai quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc.
Theo dự báo của EIA, giá dầu Brent sẽ giảm 8%, xuống mức trung bình 74 USD/thùng trong năm 2025, sau đó giảm còn 66 USD/thùng năm 2026.
Cùng dự báo giá trên, EIA tăng nhẹ ước tính sản lượng dầu mỏ của Mỹ trong năm 2025, lên 13,55 triệu thùng/ngày, so với mức ước tính trước đó là 13,52 triệu thùng/ngày. Theo đó, tỷ lệ nguồn cung dầu mỏ của Mỹ đến từ lưu vực Permian của Texas và New Mexico - khu vực sản xuất dầu đá phiến lớn nhất thế giới - dự kiến tiếp tục tăng và chiếm hơn một nửa tổng sản lượng dầu mỏ của Mỹ vào năm 2026.
Trên toàn cầu, sản lượng dầu mỏ và nhiên liệu lỏng hiện dự kiến đạt mức trung bình 104,4 triệu thùng/ngày trong năm 2025, cao hơn dự báo trước đó của EIA là 104,2 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, nhu cầu toàn cầu ước đạt trung bình 104,1 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức mà EIA ước tính trước đó là 104,3 triệu thùng/ngày và cũng vẫn thấp hơn so với trước đại dịch Covid-19.
-
Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp năng lượng quốc gia, rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris -
Ông Trump nhậm chức Tổng thống thứ 47, cam kết "thời kỳ hoàng kim" cho nước Mỹ -
Thông tin trước thềm Lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump -
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng quốc gia khi nhậm chức
-
Giá dầu thế giới năm 2025 tiếp tục chịu sức ép -
Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55: Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh -
TikTok khôi phục hoạt động tại Mỹ sau khi ông Trump đưa ra "cam kết" -
Ông Trump dự kiến ký hơn 50 sắc lệnh hành pháp trong ngày nhậm chức -
Những điều cần biết về lễ nhậm chức của ông Donald Trump -
Ông Trump "rất có thể" sẽ gia hạn 90 ngày cho TikTok -
TikTok ngừng hoạt động tại Mỹ từ ngày 19/1 nếu chính quyền Tổng thống Biden không can thiệp
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/1 -
2 Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
3 Cuộc chiến thương hiệu: KDF bị cấm dùng nhãn hiệu “Celano”, liên quan đến cả show “Anh trai Say Hi” -
4 Lãi suất điều hành sẽ giảm thêm để hỗ trợ tăng trưởng? -
5 Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
- Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 nghìn tỷ, tăng 20,3% so với cùng kỳ
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam